Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3685/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 06 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỘI DUNG “CẢI THIỆN DINH DƯỠNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 3327/QĐ- UBND NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2022 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 về việc quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 3452/QĐ-BYT ngày 06/9/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 tại tỉnh Bình Định;

Căn cứ Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch Truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2654/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 199/TTr-SYT ngày 22 tháng 9 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3327/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục c, mục 2, Phần I như sau:

“c) Mục tiêu cụ thể 3: Bảo đảm ứng phó về phòng, chống suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình trên địa bàn huyện nghèo; các chỉ tiêu đến năm 2025 như sau:

- Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%.

- Tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn huyện nghèo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp đạt trên 80%.”.

2. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục b, mục 1, Phần III như sau:

“b) Bổ sung vi chất sắt cho trẻ em gái vị thành niên từ 12 đến dưới 16 tuổi có kinh nguyệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.”.

3. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục c, mục 1, Phần III như sau:

“c) Bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.”.

4. Thay thế nội dung tại tiểu mục d, mục 1, Phần III thành nội dung như sau:

“d) Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai theo hướng dẫn của Bộ Y tế.”.

5. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục đ, mục 1, Phần III như sau:

“đ) Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng:

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng.

- Kết hợp tư vấn, hướng dẫn sử dụng tại cơ sở y tế, trường học và tại hộ gia đình. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định.”.

6. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục m, mục 1, Phần III như sau:

“m) Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng năm và định kỳ theo kế hoạch của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai trên địa bàn huyện nghèo.”.

7. Sửa đổi nội dung tại tiểu mục o, mục 1, Phần III như sau:

“o) Tổ chức hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.”.

8. Bổ sung tiểu mục p, mục 1, Phần III như sau:

“p) Tổ chức điều tra tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em (từ 6-59 tháng tuổi) và phụ nữ mang thai trên địa bàn huyện An Lão.”.

9. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại mục 2, Phần III như sau:

“2. Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

- Xây dựng, biên tập các nội dung truyền thông hoặc sử dụng các tài liệu truyền thông do Trung ương cấp để truyền thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu, tháp dinh dưỡng, đoạn băng hình, intemet-mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.

- Tổ chức các chiến dịch, lễ phát động, các buổi truyền thông trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, và dựa trên các công văn hướng dẫn của Bộ Y tế hàng năm.”.

10. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2, thuộc Phần IV như sau:

“- Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính và các văn bản, quy định khác có liên quan.”.

11. Sửa đổi nội dung đánh giá năm 2023 thuộc Chỉ tiêu 6, Phụ lục 1 của Kế hoạch kèm Quyết định số 3327/QĐ-UBND của UBND tỉnh như sau:

“Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp”.

12. Sửa đổi nội dung chỉ tiêu thứ 7 thuộc Phụ lục kèm theo Kế hoạch như sau:

“% hộ gia đình được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp (nếu có xảy ra).”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

2. Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3327/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Vân Canh, Tây Sơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang