- 1 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 5 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Trị
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục đẩy mạnh Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do tỉnh Bình Định ban hành
- 9 Quyết định 3970/2017/QĐ-UBND về Quy định xét công nhận, khen thưởng Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và Đơn vị tổ chức phong trào giỏi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10 Quyết định 08/2021/QĐ-UBND quy định về khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4634/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Trị;
Căn cứ Quy định số 944-QĐ/HNDTW ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam về Tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khen thưởng trong “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG TRONG “PHONG TRÀO NÔNG DÂN THI ĐUA SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI, ĐOÀN KẾT GIÚP NHAU LÀM GIÀU VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025”
(Kèm theo Quyết định số 4634/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung thi đua, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền và quy trình, hồ sơ xét duyệt công nhận khen thưởng trong “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua).
Tập thể và cá nhân là hội viên nông dân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua
Thực hiện trên nguyên tắc công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển đảm bảo các quy định hiện hành của công tác thi đua, khen thưởng. Việc xét tặng khen thưởng phải căn cứ những chỉ tiêu đăng ký và kết quả thực hiện, không đăng ký thi đua thì không xem xét khen thưởng.
2. Nguyên tắc khen thưởng
a) Thực hiện khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh; bảo đảm tính chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và có tác dụng động viên, nêu gương.
b) Căn cứ vào thành tích và mức độ phạm vi ảnh hưởng của thành tích để xét khen thưởng; hình thức đến đâu khen thưởng đến đó; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng, không tặng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
c) Không khen thưởng những tập thể, cá nhân chưa đủ hồ sơ, điều kiện tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định; không xem xét đối với tập thể, cá nhân trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra liên quan đến sai phạm.
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh.
TỔ CHỨC THI ĐUA, TIÊU CHUẨN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 5. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức chỉ đạo điểm để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 6. Tiêu chuẩn Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh được xét tặng cho các tập thể trong sơ kết 2 năm và tổng kết giai đoạn 5 năm “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có đăng ký tham gia phong trào thi đua hàng năm.
b) Tổ chức Hội cấp huyện và cơ sở hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nội dung của phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
c) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, không có cá nhân sai phạm phải xử lý kỷ luật; thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân.
2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh được tặng cho cá nhân là hội viên nông dân xuất sắc, tiêu biểu trong sơ kết, tổng kết “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có đăng ký tham gia phong trào thi đua hàng năm.
b) Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Hội Nông dân các cấp, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
c) Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu nâng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, có ý thức xây dựng tổ chức Hội và được công nhận là Gia đình văn hóa.
d) Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, lao động, đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường.
đ) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tích cực giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
e) Hội viên nông dân được xét khen thưởng phải có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, cấp Trung ương.
3. Số lượng khen thưởng
Đối với tập thể: Không quá 05 tập thể cho sơ kết 2 năm và 10 tập thể cho tổng kết giai đoạn 5 năm;
Đối với cá nhân: Không quá 20 cá nhân cho sơ kết 2 năm và 40 cá nhân cho tổng kết giai đoạn 5 năm.
Điều 7. Tiêu chuẩn Bằng khen của BCH Hội Nông dân tỉnh
1. Bằng khen của BCH Hội Nông dân tỉnh được tặng cho tập thể trong sơ kết, tổng kết “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có đăng ký tham gia phong trào thi đua hàng năm.
b) Tổ chức Hội hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nội dung của phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, nội bộ đoàn kết, không có cá nhân sai phạm phải xử lý kỷ luật; thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân.
2. Bằng khen của BCH Hội Nông dân tỉnh được tặng cho cá nhân là hội viên nông dân xuất sắc trong sơ kết, tổng kết “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có đăng ký tham gia phong trào thi đua hàng năm.
b) Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Hội Nông dân các cấp, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
c) Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu nâng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, có ý thức xây dựng tổ chức Hội và được công nhận là Gia đình văn hóa.
d) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tích cực giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
e) Hội viên nông dân được xét khen thưởng phải có thành tích xuất sắc trong số những hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, cấp Trung ương.
f) Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, lao động, đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường.
3. Số lượng khen thưởng sơ kết 02 năm và tổng kết giai đoạn 05 năm: Do Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh quyết định theo quy định của Hội.
THẨM QUYỀN, TUYẾN TRÌNH, HỒ SƠ THỦ TỤC XÉT TẶNG KHEN THƯỞNG
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Quyết định tặng Bằng khen của BCH Hội Nông dân tỉnh.
1. Đối với hình thức khen thưởng Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh: Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét đề nghị khen thưởng trình Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh tổng hợp hồ sơ; phối hợp với Văn phòng Hội Nông dân tỉnh trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hội Nông dân tỉnh xem xét), đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định khen thưởng (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
2. Bằng khen BCH Hội Nông dân tỉnh: Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét đề nghị khen thưởng trình Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh tổng hợp hồ sơ; phối hợp với Văn phòng Hội Nông dân tỉnh thẩm định trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hội Nông dân tỉnh xem xét quyết định).
1. Tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng làm báo cáo thành tích theo mẫu báo cáo thành tích ban hành kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ (mẫu 07).
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng phải là bản chính:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
b) Biên bản họp xét thi đua khen thưởng của đơn vị.
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân.
Điều 11. Thời gian sơ kết, tổng kết
Hội Nông dân tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm/lần, tổng kết giai đoạn 05 năm/lần và trình khen thưởng “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” cấp tỉnh vào dịp tháng 10 của năm tiến hành sơ kết, tổng kết.
Thực hiện quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và theo các quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua
1. Giao Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức phát động phong trào, theo dõi, kiểm tra, thẩm định trực tiếp đơn vị đề nghị khen thưởng và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở Quy định này chỉ đạo Hội Nông dân cùng cấp xây dựng, ban hành quy chế tổ chức thực hiện ở địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục đẩy mạnh Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 3970/2017/QĐ-UBND về Quy định xét công nhận, khen thưởng Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và Đơn vị tổ chức phong trào giỏi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 08/2021/QĐ-UBND quy định về khen thưởng phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh