- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 phê duyệt Đề án "Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia" do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6 Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 quy định về đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang
- 7 Quyết định 3716/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
- 8 Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Hải Dương
- 9 Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 742/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 24 tháng 6 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”;
Căn cứ Nghị Quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 63/TTr-STTTT ngày 07/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai rà soát, tập hợp số liệu, đánh giá, chấm điểm đảm bảo đúng quy định.
b) Vào tháng 01 hàng năm, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu theo Bộ tiêu chí tại Điều 1 Quyết định này, gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra xác thực số liệu, phân tích đánh giá, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố kết quả đánh giá xếp loại.
c) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này đưa vào kế hoạch ngân sách chi hàng năm của Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm cung cấp số liệu chính xác theo đúng mẫu phiếu điều tra và thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan đơn, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Bộ chỉ số quy định phương pháp đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (DTI: Digital Transformation Index - Bộ chỉ số chuyển đổi số).
1. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, bao gồm các cơ quan chuyên môn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Khuyến khích các Tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp căn cứ Bộ tiêu chí này tham gia đánh giá chuyển đổi số của cơ quan mình.
1. Mục đích
a) Đánh giá, xếp hạng các cơ quan, đơn vị, địa phương về kết quả thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số và có thông tin, dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, đánh giá của Trung ương đối với tỉnh Tuyên Quang.
b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh.
c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị Quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai chuyển đổi số hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Tăng cường sự tham gia đánh giá của các cơ quan, cá nhân có chuyên môn trong quá trình đánh giá chuyển đổi số.
c) Có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn.
d) Sử dụng phần mềm hỗ trợ thu thập, để phục vụ cho việc tính toán, cập nhật các chỉ số chuyển đổi số.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện đánh giá, xếp hạng
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm tính khoa học, công khai, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng thực trạng công tác chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình đánh giá.
2. Cho phép cơ quan, đơn vị, địa phương có thể tự đánh giá và đối chiếu với kết quả đánh giá thông qua việc công khai phương pháp đánh giá, cách tính điểm đối với các nội dung, tiêu chí đánh giá.
Điều 5. Nội dung Chỉ số đánh giá
1. Đối với các cơ quan nhà nước cấp sở, ban, ngành: Thang điểm tính tối đa là 450 điểm, gồm 6 chỉ số chính, 50 tiêu chí (DTI cấp sở, ngành)
STT | Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
1 | Nhận thức số | 5 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 8 | 50 |
|
3 | Hạ tầng số | 5 | 50 |
|
4 | Nhân lực số | 4 | 20 |
|
5 | An toàn thông tin mạng | 3 | 30 |
|
6 | Hoạt động chuyển đổi số | 25 | 250 |
|
|
| 50 | 450 |
|
2. Đối với cấp huyện (DTI cấp huyện): Thang điểm tính tối đa là 850 điểm, chia làm 02 nhóm chỉ số, Nhóm chỉ số nền tảng chung 250 điểm và Nhóm chỉ số hoạt động 600 điểm:
STT | Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
I | Nhóm Chỉ số nền tảng chung | 37 | 250 |
|
1 | Nhận thức số | 7 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 9 | 50 |
|
3 | Hạ tầng số | 8 | 50 |
|
4 | Nhân lực số | 7 | 50 |
|
5 | An toàn thông tin mạng | 3 | 30 |
|
6 | Đô thị thông minh | 3 | 20 |
|
II | Nhóm Chỉ số hoạt động | 54 | 600 |
|
7 | Hoạt động chính quyền số | 25 | 200 |
|
8 | Hoạt động kinh tế số | 15 | 200 |
|
9 | Hoạt động xã hội số | 14 | 200 |
|
|
| 91 | 850 |
|
Từ đó xác định điểm cho 03 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số như sau:
2.1. Trụ cột Chính quyền số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 62 tiêu chí)
STT | Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
1 | Nhận thức số | 7 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 9 | 50 |
|
3 | Hạ tầng số | 8 | 50 |
|
4 | Nhân lực số | 7 | 50 |
|
5 | An toàn thông tin mạng | 3 | 30 |
|
6 | Đô thị thông minh | 3 | 20 |
|
7 | Hoạt động chính quyền số | 25 | 200 |
|
|
| 62 | 450 |
|
2.2. Trụ cột Kinh tế số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 52 tiêu chí)
STT | Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
1 | Nhận thức số | 7 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 9 | 50 |
|
3 | Hạ tầng số | 8 | 50 |
|
4 | Nhân lực số | 7 | 50 |
|
5 | An toàn thông tin mạng | 3 | 30 |
|
6 | Đô thị thông minh | 3 | 20 |
|
7 | Hoạt động kinh tế số | 15 | 200 |
|
|
| 52 | 450 |
|
2.3. Trụ cột Xã hội số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 51 tiêu chí)
STT | Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
1 | Nhận thức số | 7 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 9 | 50 |
|
3 | Hạ tầng số | 8 | 50 |
|
4 | Nhân lực số | 7 | 50 |
|
5 | An toàn thông tin mạng | 3 | 30 |
|
6 | Đô thị thông minh | 3 | 20 |
|
7 | Hoạt động xã hội số | 14 | 200 |
|
|
| 51 | 450 |
|
3. Đối với cấp Xã (DTI cấp xã): Thang điểm tính tối đa là 350 điểm, chia làm 06 chỉ số chính, 34 tiêu chí
| Chỉ số chính | Tiêu chí | Tổng điểm | Ghi chú |
1 | Nhận thức số | 5 | 50 |
|
2 | Thể chế số | 6 | 60 |
|
3 | Hạ tầng số | 2 | 20 |
|
4 | Hoạt động chuyển đổi số | 16 | 160 |
|
5 | An toàn, an ninh mạng | 1 | 10 |
|
6 | Nhân lực số | 4 | 50 |
|
|
| 34 | 350 |
|
(Chi tiết Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị tại Phụ lục I, II, III, IV kèm theo)
Điều 6. Trình tự, thời gian thực hiện đánh giá, xếp hạng
1. Trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Sở Thông tin và Truyền thông gửi Văn bản thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá, cung cấp số liệu, tài liệu kiểm chứng về tình hình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương. Số liệu và tài liệu được các đơn vị nhập vào phần mềm và được tự động tính toán điểm số.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm cử đầu mối cập nhật số liệu trên phần mềm. Sau khi cập nhật trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương xác nhận số liệu trên phần mềm.
c) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương xác nhận số liệu trên phần mềm gửi về Sở Thông tin và Truyền thông.
d) Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu trên hệ thống.
e) Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.
2. Thời gian thực hiện đánh giá: Định kỳ từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc theo thông báo, yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Thông tin và Truyền thông.
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện bằng hình thức cho điểm đối với các chỉ số, hạng mục, quy định tại Điều 5 Bộ chỉ số này.
2. Đối với cơ quan, đơn vị, địa phương không có đơn vị trực thuộc thì nội dung của các tiêu chí thành phần có điều chỉnh đến đơn vị trực thuộc được tính điểm bằng với số điểm cao nhất của các cơ quan, đơn vị đạt được tại những tiêu chí này.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị không cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh (Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) thì nội dung của các tiêu chí thành phần có điều chỉnh đến dịch vụ công trực tuyến được tính điểm điểm bằng với số điểm cao nhất của các cơ quan, đơn vị đạt được tại những tiêu chí này.
4. Đối với các cơ quan, đơn vị đặc thù, có các tiêu chí thành phần không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thì các tiêu chí đó được tính điểm tối đa.
Điều 8. Xếp hạng mức độ chuyển đổi số
1. Việc xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị căn cứ vào điểm đạt của từng cơ quan, đơn vị để đánh giá; việc xếp hạng căn cứ điểm đạt của các cơ quan, đơn vị theo thứ tự từ cao xuống thấp.
2. Việc xếp hạng mức độ chuyển đổi số theo 03 nhóm cơ quan bao gồm:
a) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp sở, ngành.
b) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp Huyện.
c) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp Xã.
Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Thực hiện cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu và tài liệu kiểm chứng về mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.
3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh về kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả đánh giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.
2. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau đánh giá; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị có thứ hạng thấp để khắc phục những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị đó.
3. Xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chỉ số đánh giá về chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung chỉ số
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung chỉ số cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế./.
- 1 Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 quy định về đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 3716/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Hải Dương
- 4 Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông