Rửa téc hóa chất bị bỏng được yêu cầu chi trả tiền bồi thường như thế nào?
Ngày gửi: 16/04/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trong trường hợp của bạn, cần làm rõ một số vấn đề như sau: thứ nhất, bạn là người lao động có làm việc theo hợp đồng lao động hay không hay chỉ là người làm công theo thoả thuận; thứ hai, khi đồng ý làm công việc này, bạn có biết môi trường làm việc của mình có chứa hoá chất độc hại hay không và trong tiền lương lao động có trợ cấp khi làm việc trong môi trường độc hại hay không; thứ ba, cần xác định sức khoẻ của bạn bị giảm sút như thế nào, thương tật bao nhiêu phần trăm…. Từ đó, mới xác định được căn cứ khởi kiện và lỗi từ phía người sử dụng lao động là gì.
– Căn cứ Điều 143 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bệnh nghề nghiệp như sau:
“Điều 143. Bệnh nghề nghiệp
1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.”
Như vậy, hiện tại tình trạng sức khoẻ của bạn giảm sút do nguyên nhân xuất phát từ môi trường, điều kiện lao động thì được coi là bệnh nghề nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Căn cứ Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 về hợp đồng lao động như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.”
Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động thì bạn có quyền khiếu nại lên Liên đoàn Lao động hoặc gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp quận/huyện yêu cầu giải quyết, đòi quyền lợi cho mình.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam