So sánh giữa tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân

Ngày gửi: 27/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38458

Câu hỏi:

Phân biệt tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể. Tranh chấp lao động có bắt buộc hoà giải không? phan-biet-tranh-chap-lao-dong-tap-the-voi-tranh-chap-lao-dong-ca-nhan

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tranh chấp lao động luôn là những vấn đề nhức nhối và được nhiều đối tượng quan tâm, việc tranh chấp được phân thành tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân. Chủ thể tranh chấp khác nhau dẫn đến việc giải quyết cũng như tính chất vụ việc tranh chấp cũng từ đó mà có nhiều điểm khác biệt. Vậy giữa tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân có những điểm khác nhau như thế nào. Bài viết dưới đây của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ giúp cho bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này.

Dựa vào tính chất của hệ thống chủ thể tham gia tranh chấp, thì có thể phân chia thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Mặc dù được thể hiện là vấn đề dễ hiểu nhưng để phân biệt được hai loại tranh chấp này lại phức tạp. Hiện nay, không có quy định pháp luật hiện hành nào định nghĩa hay nêu ra bất cứ dấu hiệu nào về hai loại tranh chấp trên. Mặc dù việc phân biệt hai loại tranh chấp trên có ý nghĩa rất lớn trong lý luận, cũng như trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động. Để phân biệt hai loại tranh chấp này em xin dựa vào một số tiêu chí sau:

– Thứ nhất, tiêu chí số lượng người lao động tham gia vào vụ tranh chấp

Tranh chấp lao động cá nhân thường là  tranh chấp lao động xảy ra giữa một cá nhân người lao động với người sử dụng lao động ( trong một số trường hợp là một nhóm người lao động với người sử dụng lao động).

Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp lao động xảy ra giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao Động năm 2012“ Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động”. Như vậy, nếu hiểu một cách cụ thể thì tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp lao động xảy ra giữa tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động với người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế  xảy ra hiện tượng nhiều người lao động cùng tranh chấp với người sử dụng lao động lại là tranh chấp lao động cá nhân, hay vụ tranh chấp lao động chỉ có sự xuất hiện của một người lao động  đại diện cho tập thể người lao động lại là tranh chấp lao động tập thể. Như vậy, số lượng chỉ là một trong các dấu hiệu để phân biệt nên để xác định đó là tranh chấp lao động tập thể với tranh chấp  lao động không thể chỉ dựa vào tiêu chí trên.

– Thứ hai, tiêu chí về nội dung giữa tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân: nội dung của tranh chấp này chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích của cá nhân người lao động hoặc một nhóm người lao động. Thông thường, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về nội dung liên quan trong hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, nghỉ việc.

Tranh chấp lao động cá nhân là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến và thường gặp nhất trong quan hệ lao động. Bởi lẽ, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động có nhiều vấn đề phát sinh như trách nhiệm của các bên, nghĩa vụ của các bên, quan hệ về thực hiện bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ đãi ngộ với người lao động.

Tranh chấp lao động tập thể: nội dung của tranh chấp này là quyền và nghĩa vụ, lợi ích gắn liền với tập thể người lao động. Thông thường các tranh chấp này thường là tranh chấp liên quan đến Thỏa ước lao động tập thể.

– Thứ ba, tiêu chí về mục đích của tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân:

Tranh chấp lao động cá nhân: người lao động  sẽ tiến hành đòi quyền lợi cho cá nhân bản thân mình. Mục tiêu cá nhân là hết sức rõ ràng.

Việc một cá nhân khi tham gia vào quan hệ lao động, thấy rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hay quan hệ lao động không được thực hiện đúng như nội dung đã cam kết thì việc người lao động đòi quyền lợi là hết sức chính đáng và rõ ràng.

Tranh chấp lao động tập thể: mục tiêu là những quyền lợi gắn liền với tập thể người lao động. Quyền lợi của người lao động cũng bị ảnh hưởng tuy nhiên việc ảnh hưởng quyền lợi là của nhiều người, sai phạm nếu có của người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ví dụ: như việc đòi tăng lương cao hơn thỏa ước tập thể cũ khi ký kết thỏa ước tập thể mới; việc yêu cầu cải thiện các điều kiện lao động chung cho toàn bộ xí nghiệp,…

– Thứ tư, tiêu chí về tính chất tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân:

Tranh chấp lao động cá nhân: Mang tính đơn lẻ, cá nhân không có sự liên kết giữa nhiều người. Nếu có sự tham gia của nhiều người lao động thì liên kết của họ cũng rời rạc, không có sự kết dính. Sở dĩ như vậy là do họ đều xuất phát từ mục đích cá nhân, hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau.

– Thứ năm, vai trò của tổ chức Công đoàn tập thể và tranh chấp cá nhân:

Tranh chấp lao động cá nhân: Thông thường Công đoàn không tham gia vào tranh chấp. Còn nếu tham gia thì chỉ tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Chính vì lý do này, nên thủ tục giải quyết tranh chấp cá nhân sẽ có quy định riêng tại Điều 201  Bộ luật Lao Động năm 2012 . như sau:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Sự vắng mặt của người tham gia tố tụng trong tranh chấp lao động

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Tranh chấp lao động tập thể: Công đoàn tham gia với tư cách là đại diện cho một bên chủ thể của tranh chấp ( cụ thể là đại diện cho tập thể người lao động).

Khác với cách giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Điều 204 như sau:

“1. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

3. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật này.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Thứ sáu, hệ quả của tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân:

Tình huống phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động cá nhân: Hậu quả của tranh chấp chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân người lao động

Tranh chấp lao động tập thể: Hậu quả của tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp tới tập thể lao động.

– Ví dụ:

Tranh chấp lao động cá nhân: Tranh chấp của A, B, C đối với việc cho nghỉ việc của công ty TX.

Tranh chấp lao động tập thể: Tranh chấp giữa tập thể công nhân lao động của công ty CK với công ty về việc sửa đổi quy định về an toàn vệ sinh lao động được quy định trong thỏa ước lao động tập thể cũ.

Việc phân biệt được tranh chấp lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Thứ bảy, về thời gian giải quyết tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân

Thời gian giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 202 như sau:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Còn thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định tại Điều 207 là  là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Như vậy, ta có thể thấy thời gian để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng trong khi đó tranh chấp lao động tập thể lại được giải quyết với thời hạn là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra vi phạm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.