So sánh nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Ngày gửi: 15/02/2019 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40002

Câu hỏi:

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Nhãn hiệu tập thể


Khoản 17, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”

2. So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

a. giống nhau

– Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa

– Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

– Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về một số vấn đề như nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm được sản xuất có chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

b. khác nhau

– Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân, chỉ dẫn địa lý thuộc quyến sở hữu của nhà nước

– Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ dấu hiệu  nào được pháp luật cho phép để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với hàng hóa, dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức. Ngược lại, chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải chứa tên địa danh nơi sản phẩm mang chỉ dẫn được sản xuất

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Chỉ dẫn đia lý chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định, trong khi nhãn hiệu tập thể có thể sử dụng để gắn lên các loại hàng hóa, dịch vụ khác như thẩm định giá tài chính, giám sát công trình, cho thuê kho bãi, vận chuyển lưu kho…

– Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ngược lại, người được sử dụng chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

– Theo quy định của pháp luật, quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể được bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không xác định thời hạn ngay từ đầu.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.