Sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm trong tội cướp tài sản
Ngày gửi: 06/05/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Cướp tài sản là việc người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cướp tài sản quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự được coi là tội phạm rất nghiêm trọng, với mức hình phạt cao nhất lên đến mười năm tù. Tuy nhiên, hành vi phạm tội được mô tả trong điều 133 Bộ luật hình sự chỉ được coi là cấu thành cơ bản của tội phạm. Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự sẽ phải chịu mức hình phạt cao hơn là từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Bộ luật hình sự là”sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”. Vậy vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm ở đây được hiểu như thế nào?
Trong các vụ án cướp tài sản, có những vụ mà người phạm tội thực hiện cướp tài sản không cần phương tiện công cụ, vũ khí và thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người bị hại. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, có rất nhiều vụ án mà người phạm tội sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp của mình. Đây được coi là trường hợp phạm tội mà có tính chất nguy hiểm hơn so với những trường hợp phạm tội không sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm.
– Vũ khí: Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 thì Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí quân dụng gồm:
- Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ.
- Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam