Sự khác biệt giữa hệ thống Tòa án ở Anh và Mỹ

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34293

Câu hỏi:

Ở Mỹ tồn tại song song hệ thống toà án Liên bang và hệ thống Toà án bang, ở Anh chỉ có một hệ thống Toà án tồn tại, thụ lý các vụ việc pháp lý phát sinh trên lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nhìn một cách khái quát nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống Toà án Anh và Mỹ, bởi ở Mỹ tồn tại song song hệ thống toà án Liên bang và hệ thống Toà án bang, còn ở Anh chỉ có một hệ thống Toà án tồn tại, thụ lý các vụ việc pháp lý phát sinh trên lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Hệ thống toà án Anh theo cấu trúc gồm có Thượng nghị viện, Toà phúc thẩm, Toà án cấp cao, Toà địa phương. Thực tế hiện nay cho thấy, Thượng nghị viện tự giới hạn mình ở chỗ, nó chỉ ra quyết định giứ nguyên hoặc huỷ bỏ bản án đã có hiệu lực trước đó của toà án cấp dưới, mà ít khi tự mình đưa ra một bản quyết định độc lập. Điều này khác với cách thức làm việc của hệ thống toà án ở Mỹ. Như đã nói, ở Mỹ tồn tại hệ thống tư pháp liên bang gồm có Toà án tối cao, Toà án phúc thẩm và Toà án Hạt; hệ thống tư pháp bang gồm có Toà chung thẩm, Toà phúc thẩm và Toà sơ thẩm. Phán quyết của Toà án cấp dưới có thể bị huỷ bỏ bởi toà án cấp trên, phán quyết của toà án cấp cao nhất có giá trị quyết định cuối cùng.

1. Cấp toà án cơ sở

a. Ở Anh, cấp thấp nhất trong hệ thống toà án là Toà địa phương, với thẩm quyền xét xử giới hạn trong lĩnh vực dân sự, và thẩm quyền của toà án bao trùm một khu vực hành chính nhất định

b. Ở hệ thống tư pháp bang, cũng giống như ở Anh, Toà sơ thẩm (chia thành toà sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế và Toà sơ thẩm với thẩm quyền chung). Thường, Toà sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế giới hạn xét xử những vụ việc ít nghiêm trọng, hình phạt tiền không quá 1000USD và hình phạt tù không quá 1 năm. Toà sơ thẩm với thẩm quyền chung hoạt động như cấp phúc thẩm, phúc thẩm lại các vụ việc từ cấp dưới. Toà sơ thẩm cũng hoạt động theo đơn vị hành chính.

2. Cấp toà án phúc thẩm

a. Ở Anh, Toà phúc thẩm là một bộ phận của Toà án tối cao với hai toà chuyên trách (Toà Dân sự và Toà Hình sự), có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết những kháng cáo, kháng nghị từ những vụ án đã được xét xử ở Toà cấp cao, Toà địa phương.

b. Ở Mỹ, Toà phúc thẩm tồn tại ở cả hệ thống tư pháp liên bang và hệ thống tư pháp bang. Trước hết, ở hệ thống tư pháp liên bang, Toà phúc thẩm có chức năng xem xét lại các vụ việc, thường là bắt đầu từ các Toà án Hạt; bên cạnh đó các toà cũng có quyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính. Việc xem xét lại vụ án nhằm giám sát tính hợp pháp trong hoạt động xét xử của toà án cấp dưới; tìm ra những lỗi vi phạm trong quá trình tố tụng; đồng thời thực hiện mục đích phân loại các vụ việc cần có sự can thiệp của Toà án tối cao. Còn ở hệ thống tư pháp bang, Toà án Phúc thẩm trung gian có nhiệm vụ giảm bớt khối lượng công việc của Toà chung thẩm của bang. Toà án Phúc thẩm bang chịu trách nhiệm trên phạm vi toàn bang.

Như vây cả về mặt lí luận và thực tiễn, có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức và hoạt động của cấp phúc thẩm tại Mỹ đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống tư pháp, đem lại hiệu quả cao cho công tác xét xử của ngành toà án, bởi khối lượng và chất lượng công việc mà Toà phúc thẩm thực hiện thực sự rất đồ sộ, vừa bao quát hoạt động của toà án cấp dưới, vừa trợ giúp cho Toà án tối cao trong công tác hệ thống hoá các vụ việc quan trọng.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155    

a. Ở Anh: Toà tối cao ở Anh là sự hợp nhất của Toà phúc thẩm, Toà cấp cao và Toà hình sự trung ương. Trước đây, khác với ở Mỹ, toà án tối cao ở Anh không phải là cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp. Tuy nhiên khi những điều khoản trong Luật cải tổ Hiến Pháp có hiệu lực vào tháng 10 năm 2009 thì Toà án tối cao sẽ được cơ cấu lại, và phạm vi thẩm quyền của nó sẽ mang đúng nghĩa là cấp xét xử cao nhất, các phán quyết sẽ mang tính chất quyết định cuối cùng trong hệ thống pháp luật Anh.

b. Ở Mỹ, Toà án tối cao liên bang là cấp xét xử cao nhất, và thực sự có quyền lực tối cao trong hệ thống tư pháp liên bang. Cấp toà án này ngoài tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng, còn được biết đến với tư cách là nhà lập sách (lập các chính sách), và xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, các hành vi của chính phủ.

Như vậy tính tối cao của Toà án tối cao ở Anh nghiêng về hình thức nhiều hơn. Khi cơ cấu của Toà án được tổ chức lại, có thể phạm vi quyền lực và thẩm quyền xét xử của Toà tối cao của Anh sẽ tương đương với Toà án tối cao liên bang của Mỹ. Khối lượng công việc của Toà án tối cao tại Mỹ có thể không nhiều bằng tại Anh, bởi trước khi vụ việc được đưa lên cấp tối cao, phải qua nhiều cấp phúc thẩm tại từng bang riêng biệt, phúc thẩm tại cấp liên bang, rồi mới tới cấp tối cao. Chính sự phân chia này làm tăng hiệu quả trong hoạt động xét xử của ngành tư pháp Hoa Kì.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Sự mở rộng Common Law sang các nước khác trên thế giới

– Sự hình thành Common Law ở nước Anh

– Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.