Tác động của việc dựng lại hiện trường phục đối với hoạt động thực nghiệm điều tra

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40315

Câu hỏi:

Tác động của việc dựng lại hiện trường phục đối với hoạt động thực nghiệm điều tra được thể hiện như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tác động của việc dựng lại hiện trường phục đối với hoạt động thực nghiệm điều tra

Dựng lại hiện trường là một trong những điều kiện chiến thuật để tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra.

Hiện trường được hiểu là nơi xảy ra, nơi phát sinh các vụ việc phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. hiện trường là một khoảng không gian nhất định, không gian này có thể là nơi xảy ra hoặc nơi phát hiện ra các dấu vết, vật chứng của vụ án hoặc vụ việc có tính hình sự. Dựng lại hiện trường là việc sắp xếp lại đồ vật trên địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra theo thứ tự giống như thứ tự đã có vào thời điểm xảy ra hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh. Phạm vi hiện trường cần dựng lại phụ thuộc vào các đồ vật có trên hiện trường, tình trạng thay đổi của hiện trường và nội dung của những hoạt động thực nghiệm cần phải tiến hành trên địa điểm đó. Khi dựng lại hiện trường, phải sử dụng những đồ vật tương tự để thay thế. Trong trường hợp có những yếu tố không thể tái tọa lại được hoàn toàn, điều tra viên phải ghi nhận sự thay đổi đó và hết sức khách quan khi đánh giá kết quả của thực nghiệm điều tra. Việc dựng lại hiện trường cũng cần phải được lên kế hoạch chi tiết

Khoản 1 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: “Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường…”. Như vậy việc dựng lại hiện trường có ý nghĩa quan trọng, đó là kiểm tra và xác minh những những tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, góp phần vào việc phá án.

Cũng theo như quy định tại khoản 2 và 3 Điều này thì khi dựng lại hiện trường, phải có người chứng kiến và trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia. Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc dựng lại hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành dựng lại hiện trường, việc dựng lại hiện trường trong trường hợp này được tiến hành theo quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự. Những người này khi có mặt tại hiện trường được dựng lại có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành. Sự tham gia của những người này, đặc biệt là người chứng kiến nhằm mục đích loại trừ sự nghi ngờ đối với kết quả của những biện pháp điều tra do điều tra viên tiến hành và bảo vệ điều tra viên ra khỏi sự vu cáo, xuyên tạc kêt quả tiến hành biện pháp điều tra từ phía những người có lợi ích trong vụ án.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Quy định của pháp luật hình sự về thực nghiệm điều tra

– Các loại thực nghiệm điều tra hình sự

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.