Tại ngoại là gì? Điều kiện, trình tự thủ tục xin tại ngoại mới nhất

Ngày gửi: 07/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42109

Câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi muốn hỏi con tôi phạm Tội trộm cắp tài sản bị công an điều tra bắt và khởi tố theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 và là tội ít nghiêm trọng và bị khởi tố ngày 06/07/2016 và con tôi không bị tạm giam, tạm giữ và được cho tại ngoại. Con tôi có ăn trộm một cái máy tính sách tay giá 3triệu 600 ngìn. Đến ngày 06/09/2016 con tôi nhận được một giấy triệu tập của tòa án để nên làm thủ tục cho bị cáo tại ngoại. Tôi muốn hỏi làm thủ tục cho bị cáo là làm sao? Như thế nào? Mong luật sư trả lời giúp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong các vụ án hình sự chúng ta thường hay nghe đến từ “tại ngoại”, vậy theo quy định của pháp luật hiện nay tại ngoại thực chất là gì, và điều kiện cũng như thủ tục để được xin tại ngoại là ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin gửi đến bạn bài viết về tại ngoại, điều kiện, trình tự thủ tục xin tại ngoại mới nhất như sau:

 Luật sư tư vấn pháp luật thủ tục tại ngoại đối với bị can: 024.6294.9155

1. Tại ngoại là gì?

Thông thường, một người một người có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giáo bị can để thực hiện các công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội… Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này đây chính là được cho tại ngoại.

Như vậy, tại ngoại là là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam.

Về mặt pháp lý, việc bị can, bị cáo được tại ngoại thông quan thủ tục bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 Bộ Luật bố tụng hình sự năm 2015, còn hay được gọi là bảo lãnh tại ngoại.

Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại không có nghĩa là bị can, bị cáo không còn có tội nữa và vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án, sau đó, khi có bản án quyết định của Tòa nếu người đó bị tuyên có tội thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để xin tại ngoại

Để được tại ngoại thì bị can, bị can bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Về người đứng ra nhận bảo lĩnh:

Đối với bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:

Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.

Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân: cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình, và trong trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh, về điều kiện cụ thể như sau:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • Có công việc, thu nhập ổn định.
  • Có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có chỗ ở ổn định, nơi cư trú rõ ràng…

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.