Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?
Ngày gửi: 25/04/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”Căn cứ Điều 90 Bộ luật hình sự 1999 quy định về Tội chống phá trại giam như sau:
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội giết người:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
A phạm tội giết người, bị tuyên 5 năm tù thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999. Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, A phạm tội rất nghiêm trọng bởi khung hình phạt cao nhất đến mười lăm năm tù.
A bị kết án 4 năm 6 tháng tù tội chống phá trại giam thuộc Khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự 1999. Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, A phạm tội rất nghiêm trọng bởi khung hình phạt cao nhất đến mười năm tù.
Căn cứ Điều 49 Bộ luật hình sự 1999 quy định Tái phạm, tái phạm nguy hiểm:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Như vậy, A phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự 1999, A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Không phải trong mọi trường hợp phạm tội giết người đều coi là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bởi theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 có 2 khoản:
– Khoản 1 có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Khoản 2 có khung hình phạt cao nhất mười lăm năm tù. Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 là tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, phải xem xét người phạm tội bị kết án theo quy định tại khoản mấy Điều 93, từ đó căn cứ khung hình phạt cao nhất để xem đó là tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng.
6. Hình phạt trong trường hợp tái phạm
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam