Thẩm phán có thân thích với bị đơn thì xử lý như thế nào?
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thẩm phán là một trong những người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán được quy định cụ thể tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự:
“1. Tiến hành lập hồ sơ vụ án.
2. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
4. Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
6. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.
7. Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
8. Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”
Tuy nhiên, thẩm phán có thể bị thay đổi trong một số trường hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài: 024.6294.9155
Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
Số lần vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm của bị đơn3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Do đó, thẩm phán Dũng là người thân thích với Bình – bị đơn trong vụ án này nên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc sẽ bị thay đổi bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự
– Các trường hợp phải thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dân sự
– Vấn đề thay đổi thẩm phán
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Vấn đề thay đổi thẩm phán
– Tư vấn luật hình sự miễn phí
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam