Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42344

Câu hỏi:

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài có thể  đầu tư vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam qua các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Cá nhân, Tổ chức nước ngoài góp vốn bao gồm góp bằng tiền mặt hoặc góp tài sản để tạo thành vốn góp vào công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. tổ chức, cá nhân được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Căn cứ Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014  quy đinh về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp 1:

Đầu tiên, công ty phải được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Cá nhân , tổ chức chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và có thể trực tiếp nộp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập công ty khi có vốn góp của thương nhân nước ngoài.

Hồ sơ bao gồm :

Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty, trong đó phải có nội dung phải có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức;

Danh sách thành viên góp vốn bao gồm người Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với các thành viên là tổ chức;

Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc  giấy tờ tương tự khác.

Văn bản ủy quyền trường hợp thành lập doanh nghiệp là tổ chức.

Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với phương án này thương nhân nước ngoài là thành viên của công ty, là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với những ngành nghề không có điều kiện theo quy định Luật Đầu tư. 

Trường hợp 2

Đối với thương nhân nước ngoài góp vốn, mua cổ phần dưới 51% của công ty tại Việt Nam. Công ty được góp vốn đang kinh doanh ngành nghề không điều kiện thì thương nhân nước ngoài khi góp vốn vào công ty chỉ cần làm thủ tục thông báo tới Sở kế hoạch và Đầu tư.

Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh;

Biên bản họp về việc thay đổi thành viên góp vốn công ty 

Hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng.

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. 

Đối với thương nhân nước ngoài góp vốn, mua cổ phần mua cổ phần đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện hoặc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp công ty Việt Nam dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ thì Doanh nghiệp tại Việt Nam khi đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đã nêu trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính mà thương nhân nước ngoài muốn góp vốn vào Việt Nam, có thể nộp trực tiếp thủ tục đăng ký doanh nghiệp  hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cơ quan giao giấy biên nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra và cơ quan phải thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Thực hiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 3: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung người nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Dịch vụ pháp lý của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục trực tuyến miễn phí qua tổng đài 024.6294.9155

– Tư vấn đăng ký thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam .

– Tư vấn các bước Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục.

– Tư vấn các quy trình cần biết Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .

– Tư vấn các lưu ý khi  thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.