Thay đổi công ty có phải thay đổi giấy phép lao động?

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38558

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, mình muốn hỏi chút về trường hợp của một người ở công ty mình. Anh ấy là người nước ngoài cư trú và làm việc tại Q. Tây Hồ, Hà Nội. Từ trước đến nay anh ấy khai báo tạm trú và Giấy phép lao động đều theo địa chỉ ở đấy.Tuy nhiên, sắp tới công ty chuyển vào trong Sài Gòn (đóng cửa công ty ở Hà Nội và mở một công ty khác ở Sài Gòn). Vì đây là công ty nước ngoài nên việc thay đổi công ty sẽ ảnh hưởng đến giấy phép lao động và thẻ tạm trú của anh ấy. Mình muốn hỏi: 1. Anh ấy có phải làm lại giấy phép lao động không? Làm lại hoàn toàn hay chỉ thay đổi thông tin thôi? Nếu như đóng cửa công ty ở Hà Nội thì anh ấy sẽ phải xuất cảnh khỏi Việt Nam đúng không? Như vậy thì liệu có nên mở công ty mới ở Sài Gòn trước, đăng ký giấy phép lao động theo công ty đấy rồi mới đóng cửa công ty ngoài Hà Nội? 2. Anh ấy có phải làm lại thẻ tạm trú không? Việc làm lại thẻ sẽ được làm ở Cục Xuất nhập cảnh ở Hà Nội hay phải làm tại nơi ở mới tại thành phố Hổ Chí Minh? Mình cảm ơn nhiều.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như bạn trình bày thì công ty bạn là chuyển trụ sở từ thành phố Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Khi chuyển trụ sở bên bạn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật như chốt thuế, thanh toán và chuyển hồ sơ bảo hiểm, đăng ký thay đổi trụ sở lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

1. Anh ấy có phải làm lại giấy phép lao động không? Làm lại hoàn toàn hay chỉ thay đổi thông tin thôi? Nếu như đóng cửa công ty ở Hà Nội thì anh ấy sẽ phải xuất cảnh khỏi Việt Nam đúng không? Như vậy thì liệu có nên mở công ty mới ở Sài Gòn trước, đăng ký giấy phép lao động theo công ty đấy rồi mới đóng cửa công ty ngoài Hà Nội?

Theo quy định của Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 và Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH, nếu có sự thay đổi về địa điểm làm việc sẽ phải cấp lại giấy phép lao động cho người lao động.

1. Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng.

2. Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.

Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

= > Phải cấp lại giấy phép lao động, bên bạn vẫn làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam;

– Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận thành viên mới và tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên

– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Các giấy tờ trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

= > Giấy phép lao động đang còn thời hạn, thị thực đang còn thời hạn thì không phải xuất cảnh. Bên bạn vẫn làm thủ tục thay đổi trụ sở theo đúng quy định về pháp luật doanh nghiệp.

2. Anh ấy có phải làm lại thẻ tạm trú không? Việc làm lại thẻ sẽ được làm ở Cục Xuất nhập cảnh ở Hà Nội hay phải làm tại nơi ở mới tại thành phố Hổ Chí Minh? Mình cảm ơn nhiều.

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Nếu thay đổi chỗ ở, cư trú trong thẻ tạm trú phải làm thủ như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

Thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty hoạt động trong lĩnh vực BĐS

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.”

= > Cơ quan giải quyết là thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

– Cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

– Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.