Thay đổi mức lương cơ sở từ ngày 1 tháng 7 năm 2017
Ngày gửi: 04/05/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
– Căn cứ Khoản 10 Điều 2 Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 như sau:
“10. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Giao các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng mức lương cơ sở.
Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, kể từ thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2017, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được áp dụng điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng. Bạn là cán bộ không chuyên trách cấp xã, do đó bạn là đối tượng được áp dụng điều chỉnh mức lương, từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, mức lương cơ sở được áp dụng là 1,3 triệu đồng/tháng.
– Căn cứ Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
…
“3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;
2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;
3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung.”
Như vậy, mức lương áp dụng đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã được quy định tại Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP nêu trên, tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Căn cứ Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh như sau:
Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp bạn là cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh danh mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam