Thỏa thuận về quyền nuôi con? Có thể thay đổi thỏa thuận quyền nuôi con không?
Ngày gửi: 02/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Hiện tại chị gái bạn có hai con:
Một cháu 7 tuổi
Một cháu 4 tuổi
Thu nhập của chị gái bạn ổn định 4 – 5 triệu
Thu nhập của anh chồng không ổn định
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Nếu một cháu đủ 7 tuổi khi giải quyết liên quan đến quyền nuôi con thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của cháu. Cháu muốn ở với ai, Tòa án sẽ giải quyết theo nguyện vọng của cháu.
Nếu cháu còn lại 4 tuổi, đối với trường hợp này, Tòa án sẽ dựa vào hai yếu tố gồm:
Kinh tế ổn định, đáp ứng nhu cầu vật chất, giáo dục tốt nhất cho con
Tư cách đạo đức của cả hai bên đủ điều kiện để nuôi con
Nếu điều kiện ai đảm bảo hơn thì Tòa án sẽ giành quyền nuôi con cho người đó. Chị gái bạn phải dựa vào tất cả các yếu tố trên để làm căn cứ xác định mình có được nuôi cả hai cháu hay chỉ nuôi một cháu.
1. Một vài lưu ý khi tranh chấp quyền nuôi con?
Xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững là điều mơ ước của rất nhiều cặp vợ – chồng. Thế nhưng với nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít cặp vợ – chồng đã đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình.
Điều này đã đem lại những tổn thương không đáng có cho con cái của họ, nhất là những trẻ đang ở độ tuổi chưa thành niên – lứa tuổi rất cần sự chăm sóc của cả cha và mẹ để có thể phát triển toàn diện. Bởi vậy, trong vụ án lý hôn việc giao con cho ai nuôi dưỡng, chăm sóc luôn là một vấn đề được các bên đương sự đặc biệt quan tâm. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề chọn người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam cung cấp một số thông tin như sau:
Những lưu ý khi tranh chấp quyền nuôi con
Quyền trực tiếp nuôi con
Về nguyên tắc, khi ly hôn vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, sự thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong bản án ly hôn. Tuy nhiên khi các đương sự không thể ngồi lại thỏa thuận với nhau về những vấn đề trên, Tòa án trở thành cơ quan có thẩm quyền ra quyết định người có quyền nuôi con. Khi đưa ra phán xét, Tòa án sẽ cân nhắc mọi mặt để xem xét ai là người có điều kiện nuôi dưỡng con tốt hơn; ai là người có điều kiện về tài sản tốt hơn, có điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng con tốt hơn; ai là người có phẩm cách đạo đức tốt hơn, có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phù hợp với đứa trẻ….nhằm bảo vệ quyền lợi tối ưu nhất của con.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng tôn trọng ý muốn cá nhân của con cái khi lựa chọn người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Theo đó, khi con từ đủ 09 tuổi trở lên Tòa án phải xem xét các nguyện vọng của con. Cũng cần lưu ý rằng, khi trẻ chưa đầy 03 tuổi, đứa trẻ sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, để đảm bảo tối đa quyền lợi của con cái sau khi vợ – chồng ly hôn, pháp luật Việt Nam còn có quy định trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nom con đối với người không trực tiếp nuôi con
– Nghĩa vụ cấp dưỡng.
Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ ra quyết định về mức cấp dưỡng cho con đối với người không trực tiếp nuôi con căn cứ vào khả năng của mỗi bên bao gồm chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con. Việc cấp dưỡng được tiến hành theo phương thức hàng tháng.
– Quyền thăm nom con.
Pháp luật Việt Nam quy định sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Tuy nhiên, nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cơ quan có thẩm quyền
– Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc; nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú; nơi nguyên đơn cư trú nếu hai bên có thỏa thuận.
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú của công dân Việt Nam đối với các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Thời hạn giải quyết
Thời hạn để Tòa án giải quyết từ khi thụ lý đơn ly hôn là từ 6 đến 8 tháng.
2. Giành quyền nuôi con khi vợ không có việc làm
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ cưới nhau và có 1 con chung 10 tháng tuổi. Cuộc sống của 2 vợ chồng vẫn rất bình thường.
Cách đây 2 tuần, vợ tôi có đưa con đi, tôi có tìm cách liên lạc gặp mặt nói chuyện nhưng cô ấy và gia đình không cho gặp, tôi cũng đã nhờ hội phụ nữ can đến gặp mặt để tôi đến nói chuyện nhưng cũng không được. Cô ấy đã gửi đơn lên Tòa án xin ly hôn. Bản thân tôi không muốn ly hôn vì giữa hai vợ chồng không hề xảy ra mâu thuẫn gì mà đột nhiên cô ấy đòi ly hôn. Vậy tôi muốn hỏi tôi có quyền bác đơn yêu cầu ly hôn của cô ấy không? Tôi phải làm gì để vợ tôi không ly hôn. Trường hợp nếu phải ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không vì cô ấy không có việc làm.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam