Hệ thống pháp luật

Thông tin về loại đất

"Thông tin về loại đất" được hiểu như sau:

3. Thông tin về loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại đất, được thể hiện như sau:

a) Loại đất được xác định và thể hiện bằng tên gọi trên sổ địa chính và bằng mã trên bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai cho từng thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến;

b) Loại đất thể hiện trên sổ địa chính theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không thuộc trường hợp phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý. Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì xác định và thể hiện theo loại đất hiện trạng đang sử dụng tại thời điểm đăng ký.

Loại đất thể hiện tại Thông tư này là các loại đất chi tiết trong nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 của Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

c) Trường hợp loại đất hiện trạng sử dụng khác với loại đất theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không thuộc trường hợp phải xin phép hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý thì thể hiện cả loại đất theo hiện trạng sử dụng và loại đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý vào sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính;

d) Mã loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai;

đ) Trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất vào nhiều loại đất khác nhau hoặc chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất mà không phải tách thửa đất theo quy định thì thể hiện tất cả các mục đích sử dụng đất đó. Ví dụ: Đất ở, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản ...;

e) Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất thì lần lượt ghi từng loại đất, diện tích kèm theo. Ví dụ: “Loại đất: Đất ở tại nông thôn 50m2; Đất trồng cây lâu năm 150m2”.

Xem các thuật ngữ khác:

Điều phối dữ liệu
18. Điều phối dữ liệu là hoạt động tổ chức điều động và phân phối dữ liệu, quản lý, giám sát, tối ưu hóa luồng dữ liệu chia sẻ giữa ...
Giải mã dữ liệu
17. Giải mã dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ ...
Mã hoá dữ liệu
16. Mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận ...
Quyền của chủ sở hữu dữ liệu đối với dữ liệu
15. Quyền của chủ sở hữu dữ liệu đối với dữ liệu là quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.
Chủ sở hữu dữ liệu
14. Chủ sở hữu dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng ...
Chủ quản dữ liệu
13. Chủ quản dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo yêu cầu của ...
Chủ thể dữ liệu
12. Chủ thể dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân được dữ liệu phản ánh.
Nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu
11. Nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu là hạ tầng kết nối, tích hợp, chia sẻ và điều phối dữ liệu giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia ...
Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia
10. Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia là cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành ...
Xử lý dữ liệu
8. Xử lý dữ liệu là quá trình tiếp nhận, chuyển đổi, tổ chức dữ liệu và các hoạt động khác về dữ liệu để phục vụ hoạt động của ...

Có thể bạn quan tâm: