Thủ tục chuyển hộ khẩu khác phường, quận trong thành phố Hà Nội
Ngày gửi: 17/08/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Với trường hợp của bạn đã đủ điều kiện để chuyển hộ khẩu về quận Cầu Giấy.
Về thủ tục đăng ký thường trú tại Điều 21 Luật Cư trú 2006 quy định như sau:
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Bộ Công an quy định quy trình đăng ký cư trú như sau:
Trình tự giải quyết đăng ký thường trú:
Điều 11. Trình tự giải quyết đăng ký thường trú của Công an cấp huyện
1. Đối với cán bộ đăng ký
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh
– Đối chiếu và ghi vào bản sao không được cấp từ sổ gốc, không có công chứng, chứng thực (bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay) các giấy tờ, tài liệu là đã đối chiếu đúng với bản chính và ký, ghi rõ họ tên, thời gian đối chiếu;
– Đề xuất bằng văn bản và ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, tài liệu có trong hồ sơ, yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên và chuyển hồ sơ đến chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu, đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt, ký (xác minh trong phạm vi cấp huyện) hoặc đề xuất để chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện). Khi nhận được trả lời xác minh thì cán bộ đăng ký phải xem xét, thực hiện ngay theo quy định sau đây:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì giúp chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội dự thảo văn bản trả lời công dân.
c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội xem xét, quyết định.
2. Đối với chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký viết, ký, ghi rõ họ, tên (mục “Cán bộ đăng ký” hoặc mục “Cán bộ lập phiếu”) vào sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu, chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đề xuất bằng văn bản và trình hồ sơ lên Trưởng Công an cấp huyện;
b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh (xác minh trong phạm vi cấp huyện) hoặc trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện);
c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì ghi rõ vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký những thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại để thông báo cho công dân;
d) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký văn bản trả lời công dân;
đ) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến của Trưởng Công an cấp huyện thì thực hiện theo quy định sau đây:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này;
– Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này;
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều này;
– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì dự thảo văn bản trả lời công dân báo cáo Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký.
3. Đối với Trưởng Công an cấp huyện
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải xem xét hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh.
– Duyệt, ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Ký sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và trả hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ trực tiếp xác minh (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện);
c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì cho ý kiến cụ thể về hướng giải quyết;
d) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì duyệt, ký văn bản trả lời công dân và giao lại hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để trả công dân.
Theo Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú thời hạn đăng ký thường trú được quy định như sau:
Điều 7: Thời hạn đăng ký thường trú:
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.
Như vậy để chuyển hộ khẩu từ quận Đống Đa sang quận Cầu Giấy bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2006 đến cơ quan công an quận Cầu Giấy. Sau 15 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp sổ hộ khẩu cho gia đình bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam