Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, biển số xe sẽ được quản lý dựa trên mã định danh của chủ xe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại biển số đều áp dụng quy định này.
Trẻ sinh ra có quyền được khai sinh dù cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn với nhau. Trên thực tế có rất nhiều cha/mẹ trẻ bỡ ngỡ khi tiến hành khai sinh cho con. Vậy thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp này như thế nào?
Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:
- Thủ tục nhận cha con
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Các giấy tờ này được nộp cho UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ để được giải quyết.
(Lưu ý: áp dụng cho trường hợp không có yếu tố nước ngoài).
Nội dung Giấy khai sinh được xác định như sau:
- Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
- Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
BBT Hệ thống pháp luật Việt Nam