Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mới nhất

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42341

Câu hỏi:

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mới nhất. Các hình thức đầu tư mới nhất năm 2021 và cách thức thực hiện.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về đầu tư khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!

Với cơ chế hội nhập quốc tế về mọi mặt, nhiều chủ đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào thị trường Việt Nam bằng nhiều hình thức. Mỗi hình thức đầu tư lại có những điểm mạnh khác nhau. Hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng thực hiện việc kinh doanh của mình với thủ tục ngắn gọn. Đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếp cận với những ngành nghề đòi hỏi điều kiện nghiêm ngặt. Đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư giàu kinh nghiệm của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ các quy định về việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Đầu tư kinh doanh là người nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

1. Điều kiện để nhà đầu tư được phép đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận vào thị trường Việt Nam thông qua các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn thì cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014:

– Có dự án đầu tư và xin giấy chứng nhận đăng kí đầu tư: Đây là điều kiện cần cho việc xác định đối tượng đầu tư của nhà đầu tư và được cơ quan nhà nước chấp thuận

– Thành lập tổ chức kinh tế: Để sử dụng các hình thức đầu tư thì nhà đầu tư bắt buộc phải thành lập tổ chức kinh tế.

– Tỉ lệ sở hữu vốn không bị giới hạn, trừ các trường hợp quy định Khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014.

– Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với tổ chức kinh doanh các ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

–  Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn

– Để tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư 2014 gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp có thông tin đầy đủ về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Theo mẫu)
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập.
  • Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

– Sau khi hoàn tất các giấy tờ trên thì nhà đầu tư nộp hồ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

– Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện để đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

– Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Dịch vụ pháp lý của luật Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

– Tư vấn pháp luật đầu tư mới nhất. Gọi 1900 6568

– Tư vấn thủ tục đầu tư

– Tư vấn đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

– Tư vấn góp vốn vào công ty tại Việt Nam.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.