Thủ tục thay đổi họ và quốc tịch cho con

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35567

Câu hỏi:

Tôi đã có con chung với một người Malaysia gốc Hoa nhưng chúng tôi vẫn chưa đăng kí kết hôn. Hiện tại tôi đang du lịch tại Malaysia thăm chồng. Con của chúng tôi vẫn còn ở Việt Nam mang họ tôi. Tôi lại đang mang thai cháu thứ hai 5 tháng. Chúng tôi muốn thu xếp cùng về Việt Nam lo các giấy tờ cần thiết mang sang Malaysia đăng kí kết hôn. Xin tư vấn giúp tôi: 1. Làm cách nào để đổi họ cho con tôi theo họ cha và mang quốc tịch Malaysia. 2. Trong lần chúng tôi về Việt Nam có thể đem con theo cha mẹ được không? Và tôi cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ gì cho tôi sang Malaysia đăng kí kết hôn, con tôi có thể ở lại Malaysia sinh sống. Tôi sắp sinh cháu thứ hai và muốn sinh tại Malaysia tránh trường hợp như cháu thứ nhất. Nhưng do công việc chồng tôi chỉ có thể thu xếp cùng về Việt Nam khoảng 2 tuần. Xin công ty tư vấn cụ thể trình tự các bước mà chúng tôi phải làm để vợ chồng con cái chúng tôi có thể sống chung tại Malaysia.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

* Việc thay đổi họ cho con:

Căn cứ Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch cho con như sau:

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi"

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật hộ tịch 2014 phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai. 

Hồ sơ cải chính hộ tịch quy định thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch như sau:

– Tờ khai thay đổi hộc tịch

– Giấy khai sinh bản chính

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

* Thay đổi quốc tịch cho con: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Tuy nhiên bạn có xin thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch Malaysia cho con.

Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

 Việc thôi quốc tịch là phương hại đến lợi ích quốc gia;

Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Xử phạt hành chính đối với hành vi tẩy xóa giấy khai sinh

– Hồ sơ xin thôi quốc tịch:

 Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

Bản khai lý lịch;

Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp);

Thủ tục thông báo khi có quốc tịch nước ngoài

Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp (Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp);

Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp).

– Trình tự thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua đường bưu điện tại nơi cư trú.

Nhận kết quả trực tiếp tại Sở tư pháp hoặc qua đường bưu điện

2. Trước khi về Việt Nam, bạn nên tìm hiểu trước quy định pháp luật tại Malyasia, yêu cầu những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục kết hôn để biết chính xác các loại giấy tờ cần mang theo.

– Lần này sang Malaysia, nếu bạn muốn đưa con theo bạn cần chuẩn bị cho con các giấy tờ sau đây:

Hộ chiếu (Passport)

Giấy khai sinh bản chính.

– Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em:

Mẫu tờ khai làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ.

Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn và đóng dấu giáp lai lên ảnh.

Nếu trẻ cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì cần 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh thẻ cỡ 3×4 cm.

Nếu trẻ làm riêng hộ chiếu thì cần 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu (do cha hoặc mẹ khai và ký tên vào tờ khai), 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh thẻ cỡ 4×6 cm.

Sổ hộ khẩu của người làm giấy tờ xin cấp hộ chiếu cho trẻ.

Chứng minh nhân dân bản gốc hoặc hộ chiếu của người làm giấy tờ xin cấp hộ chiếu cho trẻ.

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi con bạn cư trú.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.