Hệ thống pháp luật

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

"Công ty chứng khoán" được hiểu như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán với tư cách là thành viên của sở giao dịch chứng khoán.

Công ty chứng khoán là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo hình thức được pháp luật quy định; đối tượng kinh doanh chủ yếu và mang tính chất nghề nghiệp là chứng khoán. Dấu hiệu đặc trưng của công ty chứng khoán là tư cách thành viên của sở giao dịch chứng khoán, với các hoạt động kinh doanh chủ yếu gồm có: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. Trên thực tế, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong việc mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung nên công ty chứng khoán còn được gọi là công ty môi giới.

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11.7.1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là văn bản pháp luật đầu tiên ở Việt Nam có các quy định về công ty chứng khoán. Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28.11.2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, theo giấy phép do ủy ban chứng khoán nhà nước cấp. Các hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán thuộc loại kinh doanh có điều kiện, được pháp luật quy định cụ thể như sau; phương án sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, vốn pháp định, giấy phép hành nghề của các thành viên lãnh đạo, nhân viên kinh doanh.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, công ty chứng khoán được quy định tại Chương VI Luật Chứng khoán năm 2006 do Quốc hội khóa 11 ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2006.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: