PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI
"Pháp nhân nước ngoài" được hiểu như sau:
Tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Pháp nhân nước ngoài là chủ thể cơ bản của quan hệ tư pháp quốc tế. Pháp nhân nước ngoài có năng lực pháp luật theo Luật quốc tịch (Lex Sodetatis). Pháp nhân nước ngoài trong thời gian hoạt động, sản xuất kinh doanh ở nước sở tại chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật; pháp luật nước sở tại và pháp luật quốc tịch của mình. Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân nước ngoài được xác lập theo hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Pháp nhân nước ngoài không phân biệt quốc tịch, vùng lãnh thổ; nếu hội đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, đều được phép hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và được hưởng các quyền lợi (về cơ bản) như pháp nhân Việt Nam.
Chế độ pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành (Hiến pháp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Nghị định số 92/1998/NĐ- CP ngày 10.11.1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17.3.1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06.9.2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04.5.2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.