Sổ lao động

"Sổ lao động" được hiểu như sau:

Sổ dùng để ghi chép tóm tắt lý lịch và các thông tin liên quan đến quá trình tham gia quan hệ lao động của người lao động theo quy định của pháp luật.

Sổ lao động được pháp luật đề cập từ năm 1960, chủ yếu để quản lý công nhân, viên chức trong biên chế nhà nước. Từ năm 1987 đến nay, sổ lao động được quy định để cấp phát và quản lý lao động hợp đồng. Hiện nay, sổ lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất phát hành; là tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin việc của người lao động (nếu có); là phương tiện để Nhà nước quản lý lao động và giải quyết các chế độ thôi việc, thất nghiệp... cho người lao động, sổ do người sử dụng lao động làm thủ tục cấp cho người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên mà chưa được cấp sổ. Đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý sổ lao động, ghi chép những thông tin cần thiết (sơ yếu lý lịch, quá trình đào tạo và làm việc, tai nạn lao động, các chế độ được hưởng, lý do chấm dứt hợp đồng lao động) trong thời gian người lao động làm việc và chấm dứt hợp đồng tại đơn vị. Sổ lao động được giao lại cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì bất lợi cho người lao động khi đi tìm việc mới.

Xem các thuật ngữ khác: