Vệ sinh lao động

"Vệ sinh lao động" được hiểu như sau:

Các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung.

Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động của nhiều quốc gia. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước, khuyến nghị về vấn đề này, tiêu biểu là các Công ước 148 (năm 1977), Công ước 155 (năm 1981) và Công ước 170 (năm 1990).

Ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh lao động được đề cập đến trong các văn bản pháp luật từ năm 1975. Theo pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng lao động; phải thực hiện các biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh sau khi làm việc cho người lao động. Thực hiện các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh lao động là nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 

Các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lý rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư...

Luật bảo vệ môi trường (2014) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với vấn đề vệ sinh môi trường là phải bảo vệ nguồn nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất.

Xem các thuật ngữ khác: