Thuế chống bán phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39117

Câu hỏi:

Thuế chống bán phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Quy định về thuế chống bán phá giá.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

– Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11.

2. Luật sư tư vấn:

Bán phá giá là việc một tổ chức kinh tế bán ra thị trường những sản phẩm của mình với mức giá thấp hơn tổng chi phí mà tổ chức kinh tế đó sản xuất ra hàng hóa. Bán phá giá là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, biện pháp bán phá giá được các nước tham gia vào WTO cho phép sử dụng. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi doanh nghiệp áp dụng việc bán phá giá nhưng những nhà sản xuất trong cùng lĩnh vực sản xuất mà doanh nghiệp bán phá giá sản xuất sẽ là những đối tượng chịu tác động tiêu cực. Nhằm bảo hộ cho nền các nhà sản xuất, nhà nước, khi có đủ các căn cứ, sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá. Về bản chất, thuế chống bán phá giá sẽ làm giá của hàng hóa được bán phá giá cao lên, bằng với mức giá hàng hóa cùng loại trên thị trường.  

Nhằm chống tình trạng bán phá giá, Nhà nước ta áp dụng nhiều biện pháp, một trong số đó là biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định về thuế chống bán phá giá:

“Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.”

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá là Bộ thương mại. Để có áp dụng thuế chống bán phá giá, cần phải đáp úng được hai điều kiện: hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể và việc bán phá giá hàng hóa đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. 

Trước khi áp dụng biện pháp áp dụng thuế bán phá giá, Bộ trưởng bộ thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được quy định tại Điều 20 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 như sau: 

3. Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.

5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.”

Việc áp dụng thuế bán phá giá tạm thời đảm bảo tính chất hiệu quả và kịp thời, đảm bảo cho quyền lợi của các doanh nghiệp đang bị cạnh tranh. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi hết thời hạn 60 (sáu mươi) ngày tính từ ngày có quyết định điều tra. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Việc ra quyết định phải dựa trên căn cứ kế luận sơ bộ. Dựa trên căn cứ kết luận sơ bộ đó, thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng nhưng không được vượt quá biên độ bán phá giá. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không được vượt quá 120 (một trăm hai mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng bộ thương mại có thể gia hạn thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được vượt quá 60 (sáu mươi) ngày.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.