- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6482:1999 (ISO 155:1995) về tắcte chớp sáng dùng cho bóng đèn huỳnh quang
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1 : 1997) về Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá - Phần 1: Lưu ý chung - Các phép đo ở tần số radio và tần số video
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6697-1:2000 (IEC 268-1 : 1988) về Thiết bị của hệ thống âm thanh - Phần 1: Quy định chung
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-2-2:2008 (IEC/TR 61000-2-2 : 2002) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 2-2: Môi trường - Mức tương thích đối với nhiều dẫn tần số thấp và tín hiệu truyền trong hệ thống cung cấp điện hạ áp công cộng
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-2-4:2008 (IEC/TR 61000-2-4 : 2002) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 2-4: Môi trường - Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp trong khu công nghiệp
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-1-1:2008 (IEC/TR 61000-1-1 : 1992) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 1-1: Quy định chung - Ứng dụng và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-1-5:2008 (IEC/TR 61000-1-5 : 2004) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 1-5: Quy định chung - Ảnh hưởng của điện từ công suất lớn (HPEM) trong khu dân cư
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-2-6:2008 (IEC/TR 61000-2-6 : 1995) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 2-6: Môi trường - Đánh giá mức phát xạ liên quan đến nhiễu dẫn tần số thấp trong cung cấp điện của khu công nghiệp
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-1-2:2016 (IEC/TS 61000-1-2:2008) về Tương thích điện từ (EMC) Phần 1-2: Quy định chung - Phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng của thiết bị điện và điện tử liên quan đến hiện tượng điện từ
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7909-6-1:2019 (IEC 61000-6-1:2016) về Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-1: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn miễn nhiễm đối với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7909-3-2:2020
IEC 61000-3-2:2020
TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) - PHẦN 3-2: CÁC GIỚI HẠN - GIỚI HẠN PHÁT XẠ DÒNG ĐIỆN HÀI (DÒNG ĐIỆN ĐẦU VÀO CỦA THIẾT BỊ ≤ 16 A MỖI PHA)
Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤16 A per phase)
Lời nói đầu
TCVN 7909-3-2:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-3-2:2020;
TCVN 7909-3-2:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 7909 (IEC 61000), Tương thích điện từ (EMC) gồm các phần sau:
1) TCVN 7909-1-1:2008 (IEC/TR 61000-1-1:1992), Phần 1-1: Quy định chung - Ứng dụng và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản
2) TCVN 7909-1-2:2008 (IEC/TS 61000-1-2:2001), Phần 1-2: Quy định chung - Phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng của thiết bị điện và điện tử liên quan đến hiện tượng điện từ
3) TCVN 7909-1-5:2008 (IEC/TR 61000-1-5:2004), Phần 1-5: Quy định chung - Ảnh hưởng của điện từ công suất lớn (HPEM) trong khu dân cư
4) TCVN 7909-2-2:2008 (IEC 61000-2-2:2002), Phần 2-2: Môi trường - Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp và tín hiệu truyền trong hệ thống cung cấp điện hạ áp công cộng
5) TCVN 7909-2-4:2008 (IEC 61000-2-4:2002), Phần 2-4: Môi trường - Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp trong Khu công nghiệp
6) TCVN 7909-2-6:2008 (IEC/TR 61000-2-6:1995), Phần 2-6: Môi trường - Đánh giá mức phát xạ liên quan đến nhiễu dẫn tần số thấp trong cung cấp điện của khu công nghiệp
7) TCVN 7909-3-2:2020 (IEC 61000-3-2:2020), Phần 3-2: Các giới hạn - Giới hạn phát xạ dòng điện hài (dòng điện đầu vào của thiết bị ≤ 16 A mỗi pha)
8) TCVN 7909-3-3:2020 (IEC 61000-3-3:2017), Phần 3-3: Các giới hạn - Giới hạn thay đổi điện áp, biến động điện áp và nhấp nháy trong hệ thống cấp điện hạ áp công cộng, đối với thiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A mỗi pha và không phụ thuộc vào kết nối có điều kiện
9) TCVN 7909-3-6:2020 (IEC/TR 61000-3-6:2008), Phần 3-6: Các giới hạn - Đánh giá giới hạn phát xạ đối với kết nối của các hệ thống lắp đặt gây méo cho hệ thống điện trung áp, cao áp và siêu cao áp
10) TCVN 7909-3-7:2020 (IEC/TR 61000-3-7:2008), Phần 3-7: Các giới hạn - Đánh giá giới hạn phát xạ đối với kết nối của các hệ thống lắp đặt gây biến động cho hệ thống điện trung áp, cao áp và siêu cao áp
11) TCVN 7909-3-11:2020 (IEC 61000-3-11:2017), Phần 3-11: Các giới hạn - Giới hạn thay đổi điện áp, biến động điện áp và nhấp nháy trong hệ thống cấp điện hạ áp công cộng - Thiết bị có dòng điện danh định ≤ 75 A và phụ thuộc vào kết nối có điều kiện
12) TCVN 7909-3-12:2020 (IEC 61000-3-12:2011), Phần 3-12: Các giới hạn - Giới hạn dòng điện hài được tạo ra bởi thiết bị kết nối với hệ thống điện hạ áp công cộng có dòng điện đầu vào > 16 A và ≤ 75 A mỗi pha
13) TCVN 7909-6-1:2019 (IEC 61000-6-1:2016), Phần 6-1: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn miễn nhiễm đối với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ
TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) - PHẦN 3-2: CÁC GIỚI HẠN - GIỚI HẠN PHÁT XẠ DÒNG ĐIỆN HÀI (DÒNG ĐIỆN ĐẦU VÀO CỦA THIẾT BỊ ≤ 16 A MỖI PHA)
Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤16 A per phase)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đề cập đến giới hạn của dòng điện hài được đưa vào hệ thống cấp điện công cộng.
Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn của thành phần hài của dòng điện đầu vào có thể được tạo ra từ thiết bị cần thử nghiệm ở các điều kiện quy định.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho thiết bị điện và điện tử có dòng điện đầu vào danh định đến và bằng 16 A mỗi pha và được thiết kế để nối với hệ thống phân phối điện hạ áp công cộng.
Thiết bị hàn hồ quang không phải là thiết bị chuyên dụng, có dòng điện đầu vào danh định đến và bằng 16 A mỗi pha, cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Tất cả các thiết bị hàn hồ quang khác không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này; tuy nhiên, phát xạ hài có thể được đánh giá bằng cách sử dụng TCVN 7909-3-12 (IEC 61000-3-12) và các hạn chế về hệ thống lắp đặt liên quan.
Thử nghiệm trong tiêu chuẩn này là thử nghiệm điển hình.
Đối với hệ thống có điện áp danh nghĩa nhỏ hơn 220 V (điện áp pha) thì các giới hạn chưa được xét đến.
CHÚ THÍCH: Các từ dụng cụ, thiết bị, cơ cấu và trang thiết bị được sử dụng trong toàn bộ tiêu chuẩn này. Trong tiêu chuẩn này, chúng có nghĩa như nhau.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 6098-1: 2009 (IEC 60107-1:1997), Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá - Phần 1: Lưu ý chung - Các phép đo ở tần số radio và tần số video
TCVN 6697-1:2000 (IEC 60268-1:1985 with Amd 1: 1988 and Amd 2:1988), Thiết bị hệ thống âm thanh - Phần 1: Quy định chung
IEC 60050-161:1990, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Part 161: Electromagnetic compatibility (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 161: Tương thích điện từ)1
IEC 60155:1993, Glow-starters for fluorescent lamps (Stacte chớp sáng dùng cho bóng đèn huỳnh quang)2
IEC 60268-3:2018, Sound system equipment - Part 3: Amplifiers (Thiết bị hệ thống âm thanh - Phần 3: Bộ khuếch đại)
IEC 60335-2-2:2019, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-2: Particular requirements for vacuum cleaners and water-suction cleaning appliances (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự- An toàn - Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với máy hút bụi và thiết bị làm sạch có hút nước)
IEC 60335-2-14:2016, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-14: Particular requirements for kitchen machines (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn - Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với máy dùng trong nhà bếp)
IEC 60335-2-24:2010 with Amd 1:2012 and Amd 2:2017, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-24: Particular requirements for refrigerating appliances, ice-cream appliances and ice makers (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-24: Yêu cầu cụ thể đối với tủ lạnh, tủ làm kem và làm nước đá)
IEC 60335-2-79:2016, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-79: Particular requirements for high pressure cleaners and steam cleaners (Thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-79: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị làm sạch bằng áp lực cao và thiết bị làm sạch bằng hơi nước)
IEC 60598-2-17:2012 with Amd 1:2015, Luminaires - Part 2-17: Particular requirements - Luminaires for stage lighting, television and film studios (outdoor and indoor) (Đèn điện - Phần 2-17: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng sân khấu, truyền hình và trường quay (ngoài trời và trong nhà))
IEC 60974-1:2017, Arc welding equipment - Part 1: Welding power sources (Thiết bị hàn hồ quang - Phần 1: Nguồn điện hàn)
IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-7: Testing and measurement techniques - General guide on harmonics and interharmonics measurements and instrumentation, for power supply systems and equipment connected thereto (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-7: Kỹ thuật thử nghiệm và phép đo - Hướng dẫn chung về phép đo hài và hài trung gian và thiết bị đo đối với hệ thống nguồn điện và thiết bị được kết nối vào đó)
IEC 62756-1:2015, Digital load side transmission lighting control (DLT) - Part 1: Basic requirements (Điều khiển chiếu sáng truyền phía tải số (DLT) - Phần 1: Các yêu cầu cơ bản)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong IEC 60050-161 và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Dụng cụ di động (portable tool)
Dụng cụ điện cầm bằng tay trong quá trình làm việc bình thường và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (vài phút).
CHÚ THÍCH: Cầm bằng tay có nghĩa là không có phần nào của dụng cụ, ngoại trừ dây nguồn, được đặt trên sàn nhà trong quá trình làm việc bình thường.
3.2
Bóng đèn (lamp)
Nguồn sáng được đi kèm tối thiểu một đầu đèn.
CHÚ THÍCH: Đối với các sản phẩm có cùng đặc tính vật lý với bóng đèn dùng cho chiếu sáng chung nhưng được tạo nên chủ yếu để phát xạ bức xạ quang học trong phổ IR hoặc UV, thường sử dụng thuật ngữ bóng đèn IR hoặc bóng đèn UV.
[NGUỒN: IEC 60050-845:2020, 845-27-008, đã sửa đổi, các chú thích 2 và chú thích 3 đã được xóa, thuật ngữ “điện” được xóa trong các thuật ngữ và định nghĩa]
3.3
Bóng đèn tích hợp (self-ballasted lamp)
Bóng đèn điện không thể tháo rời mà không cần làm hỏng vĩnh viễn, có lắp bộ điều khiển đèn và tất cả các thành phần bổ sung cần thiết cho khởi động và hoạt động ổn định của nguồn sáng, được thiết kế để kết nối trực tiếp với điện áp nguồn.
[NGUỒN: IEC 60050-845:2020, 845-27-009]
3.4
Đèn điện (luminaire)
Thiết bị phân phối, lọc hoặc truyền ánh sáng phát ra từ tối thiểu một nguồn bức xạ quang và tất cả các bộ phận cần thiết để đỡ, cố định và bảo vệ các nguồn (IEV 845-21-032) nhưng không bao gồm bản thân các bóng đèn và trong trường hợp cần thiết còn bao gồm cả các mạch điện phụ trợ cùng với các phương tiện để kết nối chúng với nguồn cấp điện.
[NGUỒN: IEC 60050-845:2020, 845-30-001, có sửa đổi - các chú thích đã được loại bỏ]
3.5
Dòng điện đầu vào (input current)
Dòng điện được cung cấp trực tiếp cho thiết bị hoặc một phần của thiết bị bằng hệ thống phân phối điện xoay chiều.
3.6
Để trống (void)
3.7
Công suất tác dụng đầu vào (active input power)
Giá trị trung bình của công suất tức thời, lấy trên 10 (hệ thống 50 Hz) hoặc 12 (hệ thống 60 Hz) chu kỳ cơ bản và được đo theo IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008 tại các đầu nối nguồn vào của thiết bị cần thử nghiệm.
3.8
Thiết bị ba pha cân bằng (balanced three-phase equipment)
Thiết bị có các mô đun dòng điện dây danh định khác nhau không quá 20 %.
3.9
Thiết bị chuyên dụng (professional equipment)
Thiết bị để sử dụng trong thương mại, chuyên dụng hoặc công nghiệp và không được thiết kế để bán trong dân dụng, được nhà chế tạo ấn định.
[NGUỒN: IEC 60050-161:1990, 161-05-05, có sửa đổi - Chú thích đã được thay thế bằng nội dung được bổ sung tại đoạn cuối của định nghĩa]
3.10
Dòng điện hài tổng (total harmonic current)
THC
Giá trị hiệu dụng tổng của các thành phần dòng điện hài từ bậc 2 đến bậc 40, được biểu diễn bằng:
3.11
Méo hài tổng (total harmonic distortion)
THD
Tỷ số giữa giá trị hiệu dụng của tổng các thành phần hài (trong nội dung này, thành phần dòng điện hài Ih từ bậc 2 đến bậc 40) với giá trị hiệu dụng của thành phần cơ bản, được biểu diễn như sau:
3.12
Dòng điện hài bậc lẻ riêng phần (partial odd harmonic current)
POHC
Giá trị hiệu dụng tổng của các thành phần dòng điện hài bậc lẻ từ bậc 21 đến bậc 39, được biểu diễn như sau:
CHÚ THÍCH: Chi tiết về phép tính POHC được cho trong Phụ lục C.
3.13
Thiết bị chiếu sáng (lighting equipment)
Thiết bị có chức năng chính là tạo ra và/hoặc điều chỉnh và/hoặc phân phối bức xạ được phát ra bởi một nguồn sáng.
CHÚ THÍCH: Xem thêm 5.2.
3.14
Chế độ chờ (stand-by mode)
Chế độ không hoạt động, tiêu thụ điện thấp (thường được chỉ ra theo một cách nào đó trên thiết bị) có thể duy trì trong thời gian không xác định.
3.15
Độ lặp lại (repeatability)
<kết quả của các phép đo> mức độ phù hợp giữa các kết quả đo dòng điện hài trên cùng một thiết bị cần thử nghiệm, được thực hiện với cùng một hệ thống thử nghiệm, tại cùng vị trí và trong các điều kiện thử nghiệm như nhau.
3.16
Độ tái lập (reproducibility)
<kết quả của các phép đo> mức độ phù hợp giữa các kết quả đo dòng điện hài trên cùng một thiết bị cần thử nghiệm, được thực hiện với các hệ thống thử nghiệm khác nhau ở các điều kiện đo dự kiến là như nhau trong từng trường hợp.
CHÚ THÍCH: Hệ thống thử nghiệm và các điều kiện thử nghiệm được giả định là đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn áp dụng.
3.17
Tính biến thiên (variability)
<kết quả của các phép đo> mức độ phù hợp giữa các kết quả đo dòng điện hài trên các mẫu khác nhau của cùng kiểu thiết bị cần thử nghiệm, không có các sai khác có chủ ý, được thực hiện với các hệ thống thử nghiệm khác nhau trong các điều kiện đo dự kiến là như nhau trong từng trường hợp.
CHÚ THÍCH 1: Hệ thống thử nghiệm và các điều kiện thử nghiệm được giả định là đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn áp dụng.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, ý nghĩa của các thuật ngữ có thể được tóm tắt như sau:
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
Độ lặp lại | Cùng thiết bị cần thử nghiệm (EUT), cùng hệ thống thử nghiệm, cùng điều kiện thử nghiệm, các thử nghiệm được lặp lại |
Độ tái lập | Cùng thiết bị cần thử nghiệm (EUT), các hệ thống thử nghiệm khác nhau nhưng là các hệ thống thử nghiệm quy định, các điều kiện thử nghiệm khác nhau nhưng đều là các điều kiện thử nghiệm quy định |
Tính biến thiên | Các thiết bị cần thử nghiệm (EUT) khác nhau thuộc cùng kiểu, không có các sai khác có chủ ý, hệ thống thử nghiệm khác nhau nhưng đều là các hệ thống thử nghiệm quy định, các điều kiện thử nghiệm khác nhau nhưng đều là các điều kiện thử nghiệm quy định |
3.18
Bộ dẫn động điều tốc (variable speed drive)
VSD
Thiết bị, nhờ vào các linh kiện điện tử công suất, cho phép điều khiển liên tục tốc độ và/hoặc mômen của động cơ.
3.19
Bộ điều khiển chiếu sáng (lighting control gear)
Cơ cấu được đưa vào giữa nguồn điện với tối thiểu một nguồn sáng, để cấp điện cho (các) nguồn sáng với điện áp và/hoặc dòng điện được yêu cầu cho hoạt động dự kiến của nó (của chúng) và có thể gồm một hoặc nhiều thành phần riêng rẽ.
CHÚ THÍCH 1: Bộ điều khiển chiếu sáng có thể bao gồm phương tiện để mồi, điều chỉnh độ sáng, hiệu chỉnh hệ số công suất và triệt nhiễu tần số radio hoặc các chức năng điều khiển khác nữa.
CHÚ THÍCH 2: Bộ điều khiển chiếu sáng có thể được tích hợp một phần hoặc toàn bộ trong nguồn sáng.
CHÚ THÍCH 3: Trong tiêu chuẩn này, các bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập được định nghĩa trong 3.23 và 3.24 không được coi là bộ điều khiển chiếu sáng.
3.20
Cơ cấu điều khiển ánh sáng truyền dẫn phía tải digital (digital load side transmission lighting control device)
Cơ cấu điều khiển DLT (DLT control device)
Cơ cấu để điều khiển tham số ánh sáng của thiết bị chiếu sáng điện tử, ví dụ như mức sáng và màu sắc ánh sáng, bằng cách sử dụng việc truyền dẫn dữ liệu qua hệ thống đi dây lưới điện phía tải của nó theo IEC 62756-1:2015.
CHÚ THÍCH: Cơ cấu điều khiển DLT được đi dây giống như bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha, nhưng không trực tiếp làm thay đổi công suất nguồn được gửi đến thiết bị chiếu sáng chuyên dụng được kết nối khác. Cơ cấu này truyền tín hiệu số qua cáp điện ở phía tải đến thiết bị chiếu sáng chuyên dụng, có chứa phương tiện để tiếp nhận và thể hiện các tín hiệu điều khiển cũng như các phương tiện lắp sẵn để điều chỉnh độ sáng, thay đổi màu sắc và các tính năng hoạt động khác.
3.21
Bộ điều chỉnh độ sáng (dimmer)
Cơ cấu dùng để thay đổi quang thông từ các nguồn sáng.
[NGUỒN: IEC 60050-845:2020, 845-28-063, đã sửa đổi - chú thích đã được loại bỏ]
3.22
Bộ điều chỉnh độ sáng lắp trong (built-in dimmer)
Bộ điều chỉnh độ sáng được chứa bên trong vỏ của một đèn điện hoặc được lắp trong cáp nguồn của nó.
3.23
Bộ điều chỉnh độ sáng độc lập (independent dimmer)
Bộ điều chỉnh độ sáng không phải là bộ điều chỉnh độ sáng lắp trong.
3.24
Bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha (phase control dimmer)
Cơ cấu đóng cắt điện từ tạo ra sườn trước (pha tiến) hoặc sườn sau (pha lùi) của dạng sóng xoay chiều.
CHÚ THÍCH: Dạng sóng xoay chiều được cấp nguồn cho một hoặc nhiều tải và góc dẫn điện của nó có thể điều chỉnh được.
3.25
Bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha chung (universal phase control dimmer)
Bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha có khả năng đóng cắt tự động hoặc bằng tay, khi tạo ra sườn trước hoặc sườn sau của dạng sóng dòng điện xoay chiều.
3.26
Đèn điện chuyên dụng dùng cho chiếu sáng sân khấu và trường quay (professional luminaire for stage lighting and studios)
Đèn điện (ngoài trời hoặc trong nhà) dùng cho chiếu sáng sân khấu hoặc dùng cho trường quay truyền hình, phim hoặc chụp ảnh thuộc phạm vi áp dụng của IEC 60598-2-17:2012 with Amd 1:2015 và là thiết bị chuyên dụng.
3.27
Nguồn sáng (light source)
Bề mặt hoặc vật thể phát ra ánh sáng.
[NGUỒN: IEC 60050-845:2020, 845-27-001, đã sửa đổi - chú thích đã được loại bỏ]
3.28
Hướng dẫn sử dụng (instructions for use)
Thông tin được cung cấp bởi nhà chế tạo hoặc nhà phân phối dành cho người sử dụng sản phẩm.
3.29
Nguồn cấp điện bên ngoài (external power supply)
EPS
Thiết bị chuyển đổi điện được cung cấp bởi điện lưới thành điện ở điện áp khác, có vỏ vật lý riêng và được thiết kế để sử dụng với thiết bị riêng biệt tạo thành tải.
CHÚ THÍCH 1: Điện áp đầu ra của EPS có thể là AC hoặc DC.
CHÚ THÍCH 2: Đầu ra của EPS có thể tháo rời được từ, hoặc được kết nối cố định với thiết bị riêng biệt được mang điện.
CHÚ THÍCH 3: Xem thêm 5.3.
4 Quy định chung
Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập các giới hạn đối với phát xạ hài của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, sao cho, dù có các phát xạ ở mức độ cho phép từ thiết bị khác, sự phù hợp với các giới hạn đảm bảo rằng mức nhiễu hài không vượt quá mức tương thích được xác định trong TCVN 7909-2-2 (IEC 61000-2-2).
Các thiết bị chuyên dụng không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này vẫn có thể được phép kết nối với một số loại nguồn cấp điện hạ áp, nếu sổ tay hướng dẫn có yêu cầu đề nghị công ty điện lực cho phép kết nối. Các khuyến cáo liên quan đến vấn đề này được nêu trong TCVN 7909-3-12 (IEC 61000-3-12).
5 Phân loại thiết bị
5.1 Quy định chung
Đối với mục đích giới hạn dòng điện hài, thiết bị được phân loại như sau:
Loại A:
Thiết bị không được quy định là thuộc Loại B, Loại C hoặc Loại D được coi là thiết bị Loại A.
Một số ví dụ về thiết bị Loại A:
- thiết bị ba pha cân bằng;
- thiết bị gia dụng, ngoại trừ các thiết bị được quy định thuộc Loại B, Loại C và Loại D;
- máy hút bụi;
- máy hút bụi áp lực cao;
- dụng cụ, ngoại trừ các dụng cụ di động;
- bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập;
- thiết bị âm thanh;
- đèn điện chuyên dụng dùng cho chiếu sáng sân khấu và trường quay.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị có thể cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống cấp nguồn có thể được phân loại lại trong phiên bản mới trong tương lai của tiêu chuẩn này, có tính đến các yếu tố sau:
- số lượng các thiết bị đang sử dụng;
- thời gian sử dụng;
- sử dụng đồng thời;
- mức tiêu thụ điện năng;
- phổ hài, kể cả pha.
Loại B:
- dụng cụ di động;
- thiết bị hàn hồ quang nhưng không phải thiết bị chuyên dụng.
Loại C:
- thiết bị chiếu sáng
Loại D:
Thiết bị có công suất quy định theo 6.3.2, nhỏ hơn hoặc bằng 600 W, thuộc các loại dưới đây:
- máy tính cá nhân và màn hình máy tính cá nhân;
- máy thu hình;
- tủ lạnh và tủ đông có một hoặc nhiều bộ dẫn động điều tốc để điều khiển (các) động cơ máy nén.
CHÚ THÍCH 2: Giới hạn Loại D được dành riêng cho thiết bị mà, do các yếu tố được liệt kê trong CHÚ THÍCH 1, có thể cho thấy là có ảnh hưởng rõ rệt đến hệ thống cấp điện công cộng.
5.2 Mô tả thiết bị chiếu sáng
Trong tiêu chuẩn này, thiết bị chiếu sáng như đã được định nghĩa trong 3.13 gồm:
- bóng đèn và đèn điện;
- bộ phận chiếu sáng của thiết bị đa chức năng trong đó một trong số các chức năng chính là chiếu rọi;
- bộ điều khiển chiếu sáng độc lập;
- thiết bị bức xạ cực tím (UV) và hồng ngoại (IR);
- biển hiệu quảng cáo được chiếu rọi;
- bộ điều chỉnh độ sáng độc lập, không phải loại điều khiển pha, dùng cho thiết bị chiếu sáng;
- cơ cấu điều khiển DLT.
Trong tiêu chuẩn này, thiết bị chiếu sáng như định nghĩa trong 3.13, ngoại trừ:
- cơ cấu chiếu sáng lắp trong thiết bị có chức năng chính khác, ví dụ như máy photocopy, máy chiếu trên cao và các máy chiếu kính ảnh hoặc sử dụng cho chiếu sáng thang đo hoặc các mục đích chỉ thị;
- thiết bị gia dụng có chức năng chính không phải là tạo ra và/hoặc điều chỉnh và/hoặc phân bố bức xạ quang nhưng có chứa một hoặc nhiều nguồn sáng có hoặc không có cơ cấu đóng cắt riêng rẽ (ví dụ như máy hút mùi có nguồn sáng lắp trong);
- bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập;
- đèn điện chuyên dụng dùng cho chiếu sáng sân khấu và trường quay;
- đèn điện khẩn cấp chỉ phát xạ ánh sáng khi ở chế độ khẩn cấp.
- thiết bị chuyên dụng có chức năng chính có các cơ cấu chiếu sáng dùng cho mục đích trưng bày;
- cơ cấu đóng cắt và rơ le kiểu cơ và các cơ cấu đơn giản khác chỉ dùng để điều khiển đóng/cắt mà không tạo ra các dòng điện méo.
5.3 Nguồn cấp điện bên ngoài
EPS phải được phân loại theo kiểu thiết bị mà chúng được thiết kế cho, như quy định trong hướng dẫn sử dụng.
CHÚ THÍCH: Xem thêm Điều B.17.
6 Yêu cầu chung
6.1 Quy định chung
Các hạn chế được quy định trong 6.2 cũng áp dụng cho các phân loại của thiết bị được liệt kê trong 7.1 mà trong đó không áp dụng các giới hạn dòng điện hài.
Yêu cầu và giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các đầu nối điện đầu vào của thiết bị được thiết kế để nối với hệ thống 220 V/380 V, 230 V/400 V và 240/415 V làm việc ở tần số 50 Hz hoặc 60 Hz. Chưa có các quy định yêu cầu và giới hạn đối với các trường hợp khác.
Được phép sử dụng các phương pháp thử nghiệm đơn giản đối với thiết bị có các thay đổi hoặc cập nhật nhỏ với điều kiện là trong các thử nghiệm đầy đủ trước đó về sự phù hợp cho thấy phát xạ dòng điện thấp hơn 60 % giới hạn áp dụng và THD của dòng điện nguồn nhỏ hơn 15 %. Phương pháp thử đơn giản bao gồm việc xác minh để thấy rằng thiết bị được cập nhật có công suất tác dụng đầu vào nằm trong khoảng ± 20 % so với công suất đầu vào của sản phẩm được thử nghiệm ban đầu và rằng THD của dòng điện cấp nguồn nhỏ hơn 15 %. Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu này được coi là phù hợp với các giới hạn áp dụng, nhưng trong trường hợp có nghi ngờ thì kết quả của một thử nghiệm đầy đủ về sự phù hợp theo Điều 6 và Điều 7 được ưu tiên hơn phương pháp đơn giản này.
6.2 Phương pháp điều khiển
Cơ cấu điều khiển không đối xứng theo IEC 60050-161:1990, 161-07-12 và bộ chỉnh lưu nửa sóng trực tiếp trên nguồn lưới chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) chúng là giải pháp thực tế duy nhất cho phép phát hiện các điều kiện không an toàn, hoặc
b) công suất tác dụng đầu vào được điều khiển nhỏ hơn hoặc bằng 100 W, hoặc
c) thiết bị được điều khiển là thiết bị di động được lắp với dây nguồn mềm hai sợi và được thiết kế để sử dụng trong thời gian ngắn, nghĩa là chỉ trong vài phút.
Nếu đáp ứng một trong ba điều kiện này thì có thể sử dụng bộ chỉnh lưu nửa sóng cho mục đích bất kỳ trong khi cơ cấu điều khiển không đối xứng chỉ được phép sử dụng để điều khiển động cơ.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị này bao gồm nhưng không giới hạn ở máy sấy khô tay, thiết bị điện dùng trong nhà bếp và các dụng cụ cầm tay.
CHÚ THÍCH 2: Khi sử dụng các cơ cấu điều khiển không đối xứng hoặc bộ chỉnh lưu nửa sóng trong các trường hợp trên, dòng điện đầu vào có các thành phần một chiều có thể gây nhiễu cho một số loại thiết bị bảo vệ trong trường hợp sự cố nối đất. Xem IEC TR 60755.
Mặc dù các cơ cấu điều khiển không đối xứng và bộ chỉnh lưu nửa sóng được cho phép ở các điện kiện đã cho ở trên nhưng thiết bị vẫn phải phù hợp với các yêu cầu về hài của tiêu chuẩn này.
Nhìn chung, cơ cấu điều khiển đối xứng có thể được sử dụng đối với mọi ứng dụng và không có các hạn chế cụ thể. Tuy nhiên, cơ cấu điều khiển đối xứng có thể tạo ra các hài số nguyên của tần số nguồn lên đến bậc 40 trong dòng điện nguồn đầu vào, có thể được sử dụng để điều khiển công suất chỉ cấp nguồn cho các phần tử gia nhiệt nếu đáp ứng tối thiểu một trong các hạn;
Công suất tác dụng đầu vào toàn phần sóng hình sin đầy đủ của các phần tử gia nhiệt này nhỏ hơn hoặc bằng 200 W, hoặc
Không vượt quá các giới hạn của Bảng 3 khi thử nghiệm với các phần tử gia nhiệt tác dụng.
Phương pháp điều khiển đối xứng này cũng được phép đối với thiết bị chuyên dụng với điều kiện là đáp ứng một trong các điều kiện trên, hoặc các giới hạn phát xạ liên quan theo Điều 7 không bị vượt quá khi được thử nghiệm tại các đầu nối điện đầu vào và ngoài ra đáp ứng cả hai điều kiện dưới đây:
- cần phải điều khiển chính xác nhiệt độ của bộ gia nhiệt có hằng số thời gian nhiệt nhỏ hơn 2 s, và
- không có sẵn kỹ thuật khác một cách kinh tế.
Thiết bị chuyên dụng có mục đích chính, được coi như một tổng thể, không phải là để gia nhiệt, phải được thử nghiệm dựa theo các giới hạn phát xạ liên quan theo Điều 7.
CHÚ THÍCH 3: Ví dụ về các sản phẩm có mục đích chính, được coi như một tổng thể, không phải là để gia nhiệt là máy photocopy, trong khi đó nồi cơm điện được coi là có gia nhiệt như là mục đích chính của nó.
Đối với thiết bị dùng trong gia đình được sử dụng trong một thời gian ngắn (ví dụ như máy sấy tóc) không áp dụng các hạn chế ở trên đối với cơ cấu điều khiển đối xứng của phần tử gia nhiệt và thay vào đó phải áp dụng các giới hạn đối với thiết bị Loại A.
Đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này, bộ chỉnh lưu điốt không được coi là một dạng điều khiển.
6.3 Phép đo dòng điện hài
6.3.1 Cấu hình thử nghiệm
Thành phần hài phải được đo theo các yêu cầu cho trong Phụ lục A đối với mạch điện thử nghiệm và nguồn cấp điện.
Các điều kiện thử nghiệm cụ thể đối với phép đo dòng điện hài được kết hợp với một số loại thiết bị đã cho trong Phụ lục B.
Đối với thiết bị không được đề cập trong Phụ lục B, thử nghiệm phát xạ phải được thực hiện với cơ cấu điều khiển tác động bởi người sử dụng hoặc các chương trình tự động được đặt đến chế độ dự kiến sẽ tạo ra dòng điện hài tổng (THC) lớn nhất ở các điều kiện làm việc bình thường. Điều này xác định việc bố trí thiết bị trong các thử nghiệm phát xạ và không phải là yêu cầu để đo THC hoặc để thực hiện các nghiên cứu về phát xạ ở trường hợp xấu nhất.
Giới hạn dòng điện hài quy định trong Điều 7 áp dụng cho các dòng điện dây trên dây pha và không áp dụng cho các dòng điện trên dây trung tính. Tuy nhiên, đối với thiết bị một pha, cho phép đo dòng điện trong dây trung tính thay vì dòng điện trên dây pha.
Thiết bị được thử nghiệm như được trình bày bởi và theo thông tin được cung cấp bởi nhà chế tạo. Nhà chế tạo có thể cần phải cho bộ điều chỉnh động cơ hoạt động sơ bộ trước khi thử nghiệm để đảm bảo các kết quả tương ứng với sử dụng bình thường.
6.3.2 Quy trình đo
Thử nghiệm phải được thực hiện theo các yêu cầu chung được cho trong 6.3.3. Thời gian thử nghiệm phải như được xác định theo 6.3.4.
Phép đo dòng điện hài phải được thực hiện như sau:
- đối với từng bậc hài, đo dòng hài hiệu dụng được làm mịn trong 1,5 s ở từng cửa sổ thời gian của phép biến đổi Fourier rời rạc (DFT) như được định nghĩa trong IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008;
- tính trung bình số học của các giá trị đo được từ cửa sổ thời gian của DFT, trên toàn bộ thời gian quan sát như được nêu trong 6.3.4.
Giá trị của công suất đầu vào được sử dụng cho phép tính giới hạn phải được xác định như sau:
- đo công suất tác dụng đầu vào được làm mịn trong 1,5 s ở từng cửa sổ thời gian DFT;
- xác định giá trị công suất tác dụng đo được lớn nhất từ các cửa sổ thời gian DFT trên toàn bộ thời gian thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Công suất tác dụng đầu vào được cung cấp cho phần làm mịn của thiết bị đo như đã nêu trong IEC 61000-4-7 là công suất tác dụng đầu vào trong từng cửa sổ thời gian DFT.
Dòng điện hài và công suất tác dụng đầu vào phải được đo ở cùng điều kiện thử nghiệm nhưng không yêu cầu đo cùng một lúc.
Nhà chế tạo có thể chỉ định giá trị công suất bất kỳ nằm trong khoảng ± 10 % giá trị đo được thực tế và sử dụng giá trị đó để xác định các giới hạn cho thử nghiệm đánh giá sự phù hợp ban đầu của nhà chế tạo. Các giá trị công suất đo được và được chỉ định, như được xác định trong 6.3.2, phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.
Nếu giá trị của công suất tìm được bằng phép đo trong các thử nghiệm phát xạ không phải là thử nghiệm đánh giá sự phù hợp ban đầu của nhà chế tạo, được đo theo các hạng mục của 6.3.2, không nhỏ hơn 90 % và cũng không lớn hơn 110 % giá trị công suất mà nhà chế tạo quy định trong báo cáo thử nghiệm (xem 6.3.3.5), thì phải sử dụng giá trị quy định để thiết lập các giới hạn. Nếu giá trị đo được nằm ngoài dải dung sai xung quanh giá trị quy định này thì phải sử dụng công suất đo được để thiết lập các giới hạn.
Đối với thiết bị Loại C, dòng điện cơ bản được quy định bởi nhà chế tạo, phải được sử dụng để tính các giới hạn. Thành phần cơ bản của dòng điện được nhà chế tạo đo và quy định theo cùng một cách mà công suất được đo và quy định để tính các giới hạn Loại D.
6.3.3 Yêu cầu chung
6.3.3.1 Độ lặp lại
Độ lặp lại (xem 3.15) của giá trị trung bình đối với các dòng hài riêng lẻ trên toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm phải tốt hơn ± 5 % giới hạn áp dụng, khi các điều kiện sau được đáp ứng:
- cùng một thiết bị cần thử nghiệm (EUT) (không phải là thiết bị khác của cùng một kiểu mà là tương tự nhau);
- cùng hệ thống thử nghiệm;
- cùng một vị trí;
- điều kiện thử nghiệm như nhau;
- điều kiện khí hậu như nhau, nếu có liên quan.
Yêu cầu về độ lặp lại này dùng cho mục đích xác định thời gian quan sát cần thiết (xem 6.3.4) nhưng không nhằm mục đích sử dụng yêu cầu này như một tiêu chí đạt/không đạt để đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
6.3.3.2 Độ tái lập
Độ tái lập (xem 3.16) của các phép đo trên cùng một EUT với các hệ thống thử nghiệm khác nhau không thể được tính toán rạch ròi để áp dụng cho tất cả các tổ hợp có thể có của EUT, máy đo hài và nguồn cấp điện thử nghiệm, nhưng có thể được ước tính là tốt hơn ± (1 % + 10 mA), trong đó 1 % là 1 % giá trị trung bình của tổng dòng điện đầu vào được tính trong toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm. Do đó, các sai khác trong các kết quả nhỏ hơn giá trị đó của dòng điện thì được coi là không đáng kể, nhưng trong một số trường hợp, có thể xảy ra giá trị cao hơn.
Để tránh nghi ngờ trong các trường hợp như vậy, các kết quả thử nghiệm, thu được tại các địa điểm khác nhau hoặc trong các thời điểm khác nhau, cho thấy rằng tất cả các giới hạn có liên quan được đáp ứng đều phải được chấp nhận khi chứng minh sự phù hợp, cho dù các kết quả có thể khác hơn nhiều so với các giá trị về độ lặp lại và độ tái lập, được cho ở trên.
CHÚ THÍCH: Tính biến thiên (xem 3.17) của các phép đo trên các EUT khác nhau của cùng một kiểu, không có khác biệt có chủ ý, có thể tăng lên bởi các dung sai thành phần thực tế và các ảnh hưởng khác, chẳng hạn như tương tác có thể có giữa các đặc tính của EUT và dụng cụ đo hoặc nguồn cấp điện. Kết quả của các ảnh hưởng này không thể định lượng được trong tiêu chuẩn này, vì những lý do tương tự như với độ tái lập. Đoạn thứ hai của 6.3.3.2 cũng áp dụng trong trường hợp của tính biến thiên.
Sự nhượng bộ về các giá trị giới hạn có tính đến tính biến thiên có thể có, không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
6.3.3.3 Khởi động và dừng
Khi một thiết bị được đưa vào hoạt động hoặc cho dừng, bằng tay hoặc tự động, sau khi đóng cắt, không được tính đến dòng điện hài và công suất trong 10 s đầu tiên.
Thiết bị cần thử nghiệm không được ở chế độ chờ (xem 3.14) trong hơn 10 % thời gian quan sát bất kỳ.
6.3.3.4 Áp dụng các giới hạn
Các giá trị trung bình cho các dòng sóng hài riêng lẻ, được lấy trên toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm, phải nhỏ hơn hoặc bằng các giới hạn áp dụng.
Đối với từng bậc hài, tất cả các giá trị dòng điện hài hiệu dụng được làm mịn trong 1,5 s, như được xác định trong 6.3.2, phải:
a) nhỏ hơn hoặc bằng 150 % giới hạn áp dụng, hoặc
b) nhỏ hơn hoặc bằng 200 % giới hạn áp dụng ở các điều kiện sau, áp dụng tất cả cùng nhau:
1) EUT thuộc Loại A đối với hài,
2) sai lệch vượt quá 150 % giới hạn áp dụng, kéo dài không quá 10 % thời gian quan sát thử nghiệm hoặc trong tổng thời gian 10 min (trong khoảng thời gian quan sát thử nghiệm), chọn thời gian nào ngắn hơn, và
3) giá trị trung bình của dòng điện hài, được lấy trên toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm, nhỏ hơn 90 % giới hạn áp dụng.
Bỏ qua dòng điện hài nhỏ hơn 0,6 % dòng điện đầu vào được đo trong các điều kiện thử nghiệm, hoặc nhỏ hơn 5 mA, chọn giá trị nào lớn hơn.
Đối với hài bậc 21 và các hài bậc lẻ cao hơn, giá trị trung bình thu được đối với riêng từng hài bậc lẻ trên toàn bộ thời gian quan sát, được tính từ các giá trị hiệu dụng được làm mịn trong 1,5 s theo 6.3.2, có thể vượt quá 50 % giới hạn áp dụng với điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau:
• POHC đo được không vượt quá POHC có thể được tính từ các giới hạn áp dụng;
• tất cả các giá trị dòng điện hài hiệu dụng được làm mịn trong 1,5 s phải nhỏ hơn hoặc bằng 150 % giới hạn áp dụng.
Các miễn trừ này (sử dụng POHC cho các giá trị trung bình và giới hạn ngắn hạn 200 % cho các giá trị được làm mịn trong 1,5 s đơn lẻ) loại trừ lẫn nhau và không được sử dụng cùng nhau.
Chi tiết về cách tính POHC được cho trong Phụ lục C.
6.3.3.5 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm có thể dựa trên thông tin được cung cấp bởi nhà chế tạo cho một cơ sở thử nghiệm hoặc là tài liệu ghi lại chi tiết về các thử nghiệm của chính nhà chế tạo. Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm tất cả các thông tin liên quan về điều kiện thử nghiệm, thời gian quan sát thử nghiệm và, nếu áp dụng để thiết lập các giới hạn, công suất tác dụng hoặc dòng điện cơ bản và hệ số công suất.
6.3.4 Thời gian quan sát thử nghiệm
Thời gian quan sát (Tobs) đối với bốn kiểu đáp ứng của thiết bị khác nhau được xem xét và mô tả trong Bảng 4.
6.4 Thiết bị đặt trên giá hoặc trong vỏ
Khi thiết bị riêng rẽ độc lập được lắp đặt trên giá hoặc trong vỏ, chúng được coi là được kết nối riêng rẽ với nguồn cấp điện. Giá hoặc vỏ này không cần phải thử nghiệm như một mẫu nguyên vẹn.
6.5 Thiết bị nhiều chức năng
Nếu không có quy định nào khác trong tiêu chuẩn này, thiết bị nhiều chức năng có nhiều hơn một chức năng độc lập, phải được thử nghiệm theo các các quy định sau.
CHÚ THÍCH 1: Các chức năng độc lập không được tác động lẫn nhau một cách có chủ ý.
Thiết bị nhiều chức năng có thể được thử nghiệm với từng chức năng được cho hoạt động một mình nếu này có thể đạt được điều này bằng nỗ lực hợp lý. Do đó thiết bị được thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này khi từng chức năng đã thỏa mãn các yêu cầu đối với loại thiết bị liên quan có chức năng đó.
Đối với thiết bị mà trong đó cách hoạt động của từng chức năng không rõ ràng, nhà chế tạo có thể cung cấp hướng dẫn cho mục đích thử nghiệm nhằm giải thích cách thức chức năng đó hoạt động một mình. Hướng dẫn này có thể chỉ ra các thay đổi bên trong thiết bị. Thiết bị phải được thử nghiệm thích hợp.
Nếu không có hướng dẫn cho mục đích thử nghiệm hoặc nếu không thể thử nghiệm thiết bị với từng chức năng được cho hoạt động riêng rẽ thì thiết bị phải tuân thủ theo tiêu chuẩn này, nếu nó đáp ứng các giới hạn nghiêm ngặt nhất liên quan với tất cả các chức năng được cho hoạt động cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu một trong các chức năng không thể được xác định rõ là chức năng chính so với các chức năng còn lại thì thiết bị có thể được thử nghiệm với tất cả các chức năng được cho hoạt động cùng một lúc dựa trên các giới hạn đối với chức năng chính.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ, tủ lạnh được trang bị có một máy thu hình trên cửa, vẫn có chức năng chính là làm mát.
7 Giới hạn dòng điện hài
7.1 Quy định chung
Quy trình áp dụng các giới hạn và đánh giá kết quả được thể hiện trên Hình 1.
Tiêu chuẩn này không quy định các giới hạn đối với các phân loại thiết bị dưới đây:
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn có thể được xác định khi sửa đổi hoặc soát xét tiêu chuẩn này trong tương lai.
- thiết bị chiếu sáng có công suất danh định nhỏ hơn nhưng không bằng 5 W;
- thiết bị có công suất danh định từ 75 W trở xuống, trừ thiết bị chiếu sáng;
CHÚ THÍCH 2: Giá trị này có thể giảm từ 75 W xuống 50 W trong tương lai, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Ban kỹ thuật quốc gia tại thời điểm đó.
- thiết bị chuyên dụng có tổng công suất danh định lớn hơn 1 kW;
- bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập
• có công suất danh định nhỏ hơn hoặc bằng 1 kW khi vận hành bóng đèn sợi đốt;
• có công suất danh định nhỏ hơn hoặc bằng 200 W đối với các bộ điều chỉnh độ sáng sườn sau và bộ điều chỉnh độ sáng điều chỉnh pha chung có chế độ mặc định được đặt trên sườn sau, khi vận hành thiết bị chiếu sáng không phải là bóng đèn sợi đốt;
• với công suất danh định nhỏ hơn hoặc bằng 100 W đối với các bộ điều chỉnh độ sáng sườn trước và bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha chung nhưng không có chế độ mặc định được đặt trên sườn sau, khi vận hành thiết bị chiếu sáng không phải bóng đèn sợi đốt.
Giải thích: Đối với các bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập được dán nhãn để sử dụng với bóng đèn sợi đốt và các loại thiết bị chiếu sáng khác và có công suất danh định cao hơn 100 W hoặc 200 W (tùy thuộc vào kiểu của bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha) và thấp hơn hoặc bằng 1 000 W, không áp dụng giới hạn cho bộ điều chỉnh độ sáng khi vận hành bóng đèn sợi đốt mà chỉ áp dụng các giới hạn khi vận hành thiết bị chiếu sáng không phải bóng đèn sợi đốt.
CHÚ THÍCH 3: Giới hạn dưới áp dụng cho bộ điều chỉnh độ sáng sườn trước và bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha chung mà không có chế độ mặc định được đặt trên sườn sau, thấp hơn so với giới hạn dưới dành cho bộ điều chỉnh độ sáng sườn sau vì các phát xạ hài bậc cao của bộ điều chỉnh độ sáng sườn trước cao hơn đáng kể khi được mang tải bằng các bóng đèn không phải bóng đèn sợi đốt.
Không quy định các giới hạn đối với phần tử gia nhiệt được điều khiển đối xứng có công suất tác dụng đầu vào được điều khiển nhỏ hơn hoặc bằng 200 W.
Hình 1 - Lưu đồ dùng để xác định sự phù hợp
7.2 Giới hạn đối với thiết bị Loại A
Đối với thiết bị Loại A, hài của dòng điện đầu vào không được vượt quá các giá trị được cho trong Bảng 1.
Bộ khuếch đại âm thanh phải được thử nghiệm theo Điều B.3. Bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập dùng cho thiết bị chiếu sáng phải được thử nghiệm theo Điều B.6.
7.3 Giới hạn đối với thiết bị Loại B
Đối với thiết bị Loại B, hài của dòng điện đầu vào không được vượt quá các giá trị đã cho trong Bảng 1 nhân với hệ số 1,5.
7.4 Giới hạn đối với thiết bị Loại C
7.4.1 Quy định chung
Thiết bị chiếu sáng phải được thử nghiệm theo Điều B.5.
Nếu thiết bị chiếu sáng không phù hợp với các yêu cầu của 7.4.2 hoặc 7.4.3 do mức đóng góp hài của một môđun điều khiển có công suất tác dụng đầu vào ≤ 2 W thì mức đóng góp của môđun điều khiển đó có thể được bỏ qua với điều kiện là có thể đo riêng dòng điện nguồn của môđun điều khiển và phần còn lại của thiết bị và phần còn lại của thiết bị sẽ cho một dòng điện giống với dòng điện trong các thử nghiệm phát xạ như ở điều kiện hoạt động bình thường.
7.4.2 Công suất danh định > 25 W
Đối với đèn điện có bóng đèn sợi đốt và bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha lắp trong có công suất danh định lớn hơn 25 W, hài của dòng điện đầu vào không được vượt quá giới hạn đã cho trong Bảng 1.
Đối với bất kỳ thiết bị chiếu sáng nào khác, có công suất danh định lớn hơn 25 W, hài của dòng điện đầu vào không được vượt quá các giới hạn tương đối đã cho trong Bảng 2. Đối với các kiểu bao gồm các phương tiện dùng cho điều khiển (ví dụ như điều chỉnh độ sáng, màu sắc), hài của dòng điện đầu vào không được vượt quá các giá trị dòng điện hài suy ra từ các giới hạn tỷ lệ phần trăm đã cho trong Bảng 2 đối với điều kiện công suất tác dụng đầu vào lớn nhất (Pmax) khi được thử nghiệm trong cả hai điều kiện sau:
- với phương tiện điều khiển được đặt để thu được Pmax;
- với phương tiện điều khiển được đặt ở vị trí dự kiến tạo ra dòng điện hài tổng (THC) lớn nhất trong dải công suất tác dụng đầu vào [Pmin, Pmax], trong đó
• Pmin = 5 W nếu Pmax ≤ 50 W;
• Pmin = 10% của Pmax nếu 50 W < Pmax ≤ 250 W;
• Pmin = 25 W nếu Pmax > 250 W.
7.4.3 Công suất danh định ≥ 5 W và ≤ 25 W
CHÚ THÍCH: Ip(abs) là giá trị tuyệt đối cao hơn của Ip+ và Ip-.
Hình 2 - Minh họa góc pha tương đối và các tham số dòng điện được mô tả trong 7.4.3
Thiết bị chiếu sáng có công suất danh định lớn hơn hoặc bằng 5 W và nhỏ hơn hoặc bằng 25 W phải tuân theo một trong ba bộ yêu cầu dưới đây:
- dòng điện hài không được vượt quá giới hạn liên quan đến công suất của Bảng 3, cột 2;
- dòng điện hài bậc ba, được biểu thị bằng phần trăm của dòng cơ bản, không được vượt quá 86 % và dòng điện hài bậc năm không được vượt quá 61 %. Ngoài ra, dạng sóng của dòng điện đầu vào phải sao cho đạt đến 5 % ngưỡng dòng điện trước hoặc tại 60°, đạt giá trị đỉnh trước hoặc tại 65° và không giảm xuống dưới ngưỡng dòng điện 5 % trước 90°, liên quan đến điểm đi qua không bất kỳ của điện áp nguồn tần số bản. Ngưỡng dòng điện là 5 % giá trị đỉnh tuyệt đối cao nhất xảy ra trong cửa sổ đo và các phép đo góc pha được thực hiện trên chu kỳ chứa giá trị đỉnh tuyệt đối này (xem Hình 2). Các thành phần của dòng điện có tần số trên 9 kHz không được ảnh hưởng đến đánh giá này (có thể sử dụng bộ lọc tương tự như bộ lọc được mô tả trong 5.3 của IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008);
- THD không được vượt quá 70 %. Dòng điện hài bậc ba, được biểu thị dưới dạng phần trăm của dòng cơ bản, không được vượt quá 35 %, dòng điện hài bậc năm không được vượt quá 25 %, dòng điện hài bậc bảy không được vượt quá 30 %, dòng điện hài bậc chín và bậc mười một không được vượt quá 20 % và dòng điện hài bậc hai không được vượt quá 5 %.
Nếu thiết bị chiếu sáng có các phương tiện để điều khiển (ví dụ: điều chỉnh độ sáng, màu sắc) hoặc được quy định để điều khiển nhiều tải thì phép đo chỉ được thực hiện ở chế độ đặt điều khiển và tải của nguồn sáng cho công suất tác dụng đầu vào lớn nhất.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu trên dựa trên giả định rằng, đối với thiết bị chiếu sáng sử dụng cơ cấu điều khiển không phải điều khiển pha, THC giảm khi giảm còng suất đầu vào.
7.5 Giới hạn đối với thiết bị Loại D
Đối với thiết bị Loại D, dòng điện hài và công suất phải được đo như đã nêu trong 6.3.2. Các dòng điện đầu vào ở các tần số hài không được vượt quá các giá trị có thể được suy ra từ Bảng 3 theo các yêu cầu quy định trong 6.3.3 và 6.3.4.
Bảng 1 - Giới hạn đối với thiết bị Loại A
Bậc hài h | Dòng điện hài lớn nhất cho phép A |
Hài bậc lẻ | |
3 | 2,30 |
5 | 1,14 |
7 | 0,77 |
9 | 0,40 |
11 | 0,33 |
13 | 0,21 |
15 ≤ h ≤ 39 |
|
Hài bậc chẵn | |
2 | 1,08 |
4 | 0,43 |
6 | 0,30 |
8 ≤ h ≤ 40 |
|
Bảng 2 - Giới hạn đối với thiết bị Loại C a
Bậc hài | Dòng điện hài lớn nhất cho phép được biểu thị bằng phần trăm dòng điện đầu vào ở tần số cơ bản |
h | % |
2 | 2 |
3 | 27 b |
5 | 10 |
7 | 7 |
9 | 5 |
11 ≤ h ≤ 39 | 3 |
(chỉ các hài bậc lẻ) |
|
a Đối với một vài sản phẩm Loại C, áp dụng giới hạn phát xạ khác (xem 7.4). b Giới hạn được xác định dựa trên giả định về công nghệ chiếu sáng hiện đại cố hệ số công suất bằng 0,9 hoặc cao hơn. |
Bảng 3 - Giới hạn đối với thiết bị Loại D
Bậc hài h | Dòng điện hài lớn nhất cho phép trên mỗi oát mA/W | Dòng điện hài lớn nhất A |
3 | 3,4 | 2,30 |
5 | 1,9 | 1,14 |
7 | 1,0 | 0,77 |
9 | 0,5 | 0,40 |
11 | 0,35 | 0,33 |
13 ≤ h ≤ 39 |
| Xem Bảng 1 |
(chỉ hài bậc lẻ) |
|
Bảng 4 - Thời gian quan sát thử nghiệm
Kiểu đáp ứng của thiết bị | Thời gian quan sát |
Trạng thái tựa tĩnh | Khoảng thời gian Tobs đủ dài để có thể dự kiến đáp ứng các khuyến cáo về độ lặp lại trong 6.3.3.1 |
Chu kỳ ngắn (Tcycle ≤ 2,5 min) | Khoảng thời gian Tobs ≥ 10 chu kỳ (phương pháp tham chiếu) hoặc khoảng thời gian Tobs hoặc đồng bộ hóa đủ dài để có thể dự kiến đáp ứng các khuyến cáo về độ lặp lại trong 6.3.3.1 a |
Ngẫu nhiên | Khoảng thời gian Tobs đủ dài để dự kiến đáp ứng các khuyến cáo về độ lặp lại trong 6.3.3.1 |
Chu kỳ dài (Tcycle > 2,5 min) | Chu kỳ chương trình thiết bị đầy đủ (phương pháp tham chiếu) hoặc thời gian đại diện 2,5 min được nhà chế tạo coi là thời gian hoạt động với THC cao nhất |
a ‘Đồng bộ hóa’ có nghĩa là tổng thời gian quan sát gần đủ để chứa một số nguyên chính xác của các chu kỳ thiết bị sao cho đáp ứng các yêu cầu về độ lặp lại trong 6.3.3.1. |
8 Sự phù hợp với tiêu chuẩn này
Nếu không có quy định nào khác, trong trường hợp tiêu chuẩn này đưa ra các tùy chọn để đánh giá hài cùng với lựa chọn về phương pháp thử nghiệm và các giới hạn được kết hợp thì có thể sử dụng bất kỳ một trong các tùy chọn này.
Thiết bị được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này về các đặc tính EMC được đề cập khi một trong các phương pháp thử nghiệm trả về kết quả thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu được áp dụng.
Trong trường hợp bất kỳ cần kiểm tra xác nhận kết quả đánh giá sự phù hợp ban đầu, tùy chọn được lựa chọn ban đầu phải được sử dụng để tránh gây ra độ không đảm đo quá mức khi áp dụng các phương pháp thử nghiệm khác nhau.
Phụ lục A
(quy định)
Mạch đo và nguồn cấp điện
A.1 Mạch thử nghiệm
Các giá trị hài đo được phải được so sánh với các giới hạn cho trong Điều 7. Dòng điện hài của thiết bị cần thử nghiệm (EUT) phải được đo theo các mạch điện được cho trong các hình sau:
- Hình A.1 dùng cho thiết bị một pha;
- Hình A.2 dùng cho thiết bị ba pha.
Phải sử dụng thiết bị đo phù hợp với IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008. Điều kiện thử nghiệm cụ thể đối với một số loại thiết bị được nêu trong Phụ lục B.
A.2 Nguồn cấp điện
Khi các phép đo đang được thực hiện, điện áp thử nghiệm (U) tại các đầu nối của thiết bị cần thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau.
a) Điện áp thử nghiệm (U) phải là điện áp danh định của thiết bị. Trong trường hợp của một dải điện áp, điện áp thử nghiệm phải là 230 V hoặc 400 V tương ứng đối với nguồn cấp điện một pha hoặc ba pha. Điện áp thử nghiệm phải được duy trì ở trong khoảng ± 2,0 % và tần số ở trong khoảng ± 0,5 % giá trị danh nghĩa.
b) Trong trường hợp của nguồn cấp điện ba pha, góc giữa điện áp cơ bản trên mỗi cặp pha của nguồn điện ba pha phải là 120° ± 1,5°.
c) Tỷ số giữa hài của điện áp và giá trị hiệu dụng của U không được vượt quá các giá trị dưới đây:
0,9 % đối với hài bậc 3;
0,4 % đối với hài bậc 5;
0,3 % đối với hài bậc 7;
0,2 % đối với hài bậc 9;
0,2 % đối với hài bậc chẵn từ 2 đến 10;
0,1 % đối với hài có bậc từ 11 đến 40.
d) Giá trị đỉnh của điện áp thử nghiệm phải nằm trong khoảng 1,40 lần và 1,42 lần giá trị hiệu dụng của nó và phải đạt được trong khoảng từ 87° đến 93° sau khi qua “không”. Yêu cầu này không áp dụng khi thử nghiệm thiết bị Loại A hoặc Loại B.
Không quy định giá trị của trở kháng ZS và ZM trong Hình A.1 và Hình A.2 nhưng chúng phải đủ thấp để đáp ứng các yêu cầu của Điều A.2. Điều này được kiểm tra bằng cách đo các đặc tính của điện áp nguồn tại điểm kết nối của EUT với thiết bị đo. Có thể xem thêm thông tin trong IEC 61000-4-7.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cần phải đặc biệt cẩn thận để tránh sự cộng hưởng giữa độ tự cảm bên trong của nguồn và điện dung của thiết bị cần thử nghiệm.
Đối với một số loại thiết bị, ví dụ như bộ chỉnh lưu không điều khiển một pha, một số biên độ sóng hài rất khác với điện áp cung cấp. Để giảm thiểu tính biến thiên, nên duy trì điện áp tại điểm kết nối của EUT với thiết bị đo đến 230 V hoặc 400 V trong phạm vi ± 1,0 V, được đánh giá trên cùng một cửa sổ quan sát 200 ms, được sử dụng để đánh giá hài.
CHÚ DẪN:
S nguồn cấp điện M thiết bị đo EUT thiết bị cần thử nghiệm U điện áp thử nghiệm | ZM trở kháng đầu vào của thiết bị đo ZS trở kháng bên trong của nguồn cấp lh thành phần hài bậc h của dòng điện G điện áp vòng hở của nguồn cấp |
Hình A.1 - Mạch đo dùng cho thiết bị một pha
CHÚ DẪN:
S nguồn cấp điện
M thiết bị đo
EUT thiết bị cần thử nghiệm
G điện áp vòng hở của nguồn cáp
ZM trở kháng đầu vào của thiết bị đo
ZS trở kháng bên trong của nguồn cấp
lh thành phần hài bậc h của dòng điện
U điện áp thử nghiệm (được biểu diễn ví dụ giữa pha L1 và L2)
Hình A.2 - Mạch đo dùng cho thiết bị ba pha
Phụ lục B
(quy định)
Điều kiện thử nghiệm điển hình
B.1 Quy định chung
Các điều kiện thử nghiệm đối với phép đo dòng điện hài liên quan đến một số loại thiết bị được cho trong các điều từ Điều B.2 đến Điều B.16.
B.2 Máy thu hình (TV)
B.2.1 Yêu cầu chung
Các phép đo phải bao gồm tải của mạch phụ bất kỳ có trong máy thu hình, nhưng loại trừ tải của thiết bị ngoại vi bất kỳ được cấp nguồn từ máy thu hình.
TV phải được cung cấp tín hiệu đầu vào theo B.2.2.1 và các điều chỉnh mức hình ảnh, điều chỉnh mức âm thanh và chức năng tiết kiệm năng lượng phải được đặt theo B.2.2.2 đến B.2.2.4. Các cài đặt không có yêu cầu cụ thể nào được nêu trong B.2.2 sẽ được đặt ở điều kiện mặc định mà TV được giao cho khách hàng để sử dụng tại nhà.
B.2.2 Điều kiện đo
B.2.2.1 Tín hiệu đầu vào
Có thể sử dụng bất kỳ tín hiệu đầu vào (RF hoặc băng cơ sở), có chứa hình ảnh và âm thanh như quy định trong B.2.2.1. Máy thu hình được đặt để tái tạo nội dung của tín hiệu đầu vào. Mức tín hiệu phải đủ cao để hình ảnh hiển thị toàn màn hình không bị nhiễu và không có lỗi bít.
Tín hiệu hình ảnh là tín hiệu thanh màu, như được định nghĩa trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.2.
Tín hiệu âm thanh là tín hiệu hình sin 1 kHz.
B.2.2.2 Điều chỉnh mức hình ảnh
Độ tương phản, độ sáng, ánh sáng nền và các chức năng khác (nếu có) của TV phải được đặt đến điều kiện mặc định mà TV được giao cho khách hàng sử dụng tại nhà.
B.2.2.3 Điều chỉnh mức âm thanh
Điều khiển âm lượng phải được điều chỉnh từ 8 % đến 12 % mức tối đa của hiển thị âm thanh trên màn hình. Tất cả các chức năng âm thanh khác phải được giữ ở điều kiện mặc định mà TV được giao cho khách hàng sử dụng tại nhà.
B.2.2.4 Chức năng tiết kiệm năng lượng
Điều khiển ánh sáng xung quanh, điều khiển ánh sáng nền động và các chức năng tương tự khác phải được tắt, Nếu không thể tắt thì sử dụng thiết bị chiếu sáng có độ rọi ≥ 300 lx trực tiếp chiếu xạ vào cảm biến ánh sáng trong khi thử nghiệm, và nêu điều này trong báo cáo thử nghiệm. Bất kỳ chức năng chiếu sáng nào có trong TV và chiếu sáng môi trường xung quanh TV phải được bật lên.
B.2.3 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra tín hiệu đầu vào và chế độ đặt của bộ thu hình.
B.3 Bộ khuếch đại âm thanh
B.3.1 Điều kiện
Bộ khuếch đại âm thanh đưa ra dòng điện nguồn thay đổi ít hơn 15 % dòng điện lớn nhất với điện áp tín hiệu đầu vào nằm giữa không và suất điện động nguồn danh định (như định nghĩa trong IEC 60268-3:2018) phải được kiểm tra mà không có tín hiệu đầu vào.
Các bộ khuếch đại âm thanh khác phải được thử nghiệm ở các điều kiện sau:
• điện áp nguồn danh định;
• vị trí bình thường của cơ cấu điều khiển dành cho người sử dụng. Đặc biệt, bất kỳ cơ cấu điều khiển nào ảnh hưởng đáp tuyến tần số được đặt để cho khả năng đạt được đáp tuyến phẳng rộng nhất có thể;
• tín hiệu đầu vào và tải như đã cho trong B.3.2.
B.3.2 Tín hiệu đầu vào và tải
Áp dụng quy trình thử nghiệm sau.
a) Nối các điện trở thích hợp, bằng (các) trở kháng tải danh định, với từng đầu ra của bộ khuếch đại để cấp nguồn cho loa. Để theo dõi dạng sóng điện áp đầu ra của bộ khuếch đại âm thanh của loa được cấp điện, bộ phân tích/bộ dao động âm thanh được kết nối với hệ thống đi dây bên trong tại một điểm đại diện cho đầu ra điện của bộ khuếch đại.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp loa được cấp điện có bộ khuếch đại âm thanh bên trong, tải là loa và mạng phân chia kết hợp.
b) Đặt tín hiệu hình sin ở 1 kHz vào đầu vào thích hợp. Đối với bộ khuếch đại nhiều kênh mà trong đó bộ khuếch đại kênh âm thanh vòm không thể được sử dụng thay thế như một bộ khuếch đại kênh trái và kênh phải thứ hai, đặt cơ cấu điều khiển sao cho bộ khuếch đại kênh âm thanh vòm được cung cấp tín hiệu ở mức thấp hơn 3 dB so với tín hiệu được sử dụng cho các kênh trái và kênh phải.
Đối với các sản phẩm không được thiết kế để tái tạo tín hiệu 1 kHz, sử dụng tần số về phương diện hình học nằm giữa băng thông tái tạo của bộ khuếch đại.
c) Điều chỉnh tín hiệu đầu vào và/hoặc (các) cơ cấu điều khiển khuếch đại của bộ khuếch đại để thu được đồng thời tín hiệu đầu ra đối với kênh trái và kênh phải có 1 % méo hài tổng. Nếu không thể thu được 1 % méo hài tổng thì điều chỉnh điện áp tín hiệu và/hoặc cơ cấu điều khiển khuếch đại để cùng một lúc thu được công suất ra cao nhất có thể đạt được tại mỗi đầu ra. Xác nhận xem tín hiệu đầu ra của bộ khuếch đại kênh âm thanh vòm thấp hơn 3 dB so với tín hiệu đầu ra tại đầu ra của kênh trái và kênh phải.
d) Đo điện áp đầu ra của tất cả các kênh và sau đó điều chỉnh lại điện áp tín hiệu đầu vào và/hoặc cơ cấu điều khiển để thu được điện áp bằng 0,354 (1/√8) lần điện áp thu được ở cuối bước c) ở trên.
e) Trong trường hợp sản phẩm có trang bị dùng cho việc kết nối với loa ngoài, tiến hành theo quy định ở 6.3.
f) Đối với các sản phẩm có loa trong và không trang bị để kết nối với loa ngoài, lưu ý điện áp đầu ra hiệu dụng của tín hiệu hình sin ở đầu ra của từng bộ khuếch đại. Thay thế tín hiệu hình sin bằng tín hiệu nhiễu màu hồng, giới hạn băng tần theo quy định trong 6.1 của TCVN 6697:2000 (IEC 60268-1:1985 with Amd 1:1988 and Amd 2:1988). Xác nhận giá trị hiệu dụng của tín hiệu nhiễu màu hồng khi nó xuất hiện ở đầu ra của từng đầu ra bộ khuếch đại, là bằng với giá trị hiệu dụng của dạng sóng hình sin dùng cho kênh được cài đặt như ở bước d) ở trên. Tiến hành như quy định trong 6.3.
B.4 Máy ghi hình-ghi âm
Các phép đo phải được thực hiện ở chế độ phát lại với tốc độ băng tiêu chuẩn.
B.5 Thiết bị chiếu sáng
B.5.1 Điều kiện chung
Các phép đo phải được thực hiện trong môi trường không có gió lùa và ở nhiệt độ môi trường trong phạm vi từ 20 °C đến 27 °C. Trong quá trình đo, nhiệt độ không thay đổi quá 1 K.
B.5.2 Nguồn sáng
Nguồn sáng phóng điện phải có tuổi thọ tối thiểu 100 h ở điện áp danh định. Nguồn sáng phóng điện phải được làm việc ít nhất 15 min trước khi thực hiện một loạt các phép đo. Một số kiểu nguồn sáng yêu cầu thời gian ổn định nhiều hơn 15 min. Cần theo dõi thông tin được đưa ra trong tiêu chuẩn tính năng liên quan.
Trong quá trình lão hóa, ổn định và đo, nguồn sáng phải được lắp đặt như trong sử dụng bình thường. Bóng đèn lắp liền phải được cho làm việc ở tư thế đầu đèn ở phía trên.
B.5.3 Đèn điện
Đèn điện phải được thử nghiệm như chế tạo và có các cơ cấu kèm theo. Các cơ cấu phải được lắp ráp như nêu trong hướng dẫn sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các cơ cấu được lắp ráp là nguồn sáng và bộ điều khiển chiếu sáng riêng biệt.
Chỉ đèn điện có cơ cấu thụ động không tạo ra dòng điện hài được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này và không cần thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về các cơ cấu thụ động là đui đèn và cơ cấu đóng cắt kiểu điện-cơ.
Nếu đèn điện có lắp thêm các chức năng độc lập khác mà không tương tác với chức năng chiếu sáng một cách có chủ ý và thuộc thiết bị Loại A hoặc Loại D, như được quy định trong 5.1 thì đèn điện có thể được thử nghiệm với từng chức năng độc lập được cho hoạt động riêng, nếu điều này có thể đạt được mag không cần thay đổi đèn điện. Đối với đèn điện không rõ ràng về cách hoạt động riêng của từng chức năng độc lập mà không cần thay đổi đèn điện, nhà chế tạo có thể cung cấp hướng dẫn cho mục đích thử nghiệm về cách từng chức năng độc lập có thể hoạt động riêng. Hướng dẫn này có thể chỉ định các thay đổi trong đèn điện. Đèn điện phải được thử nghiệm tương ứng.
Do đó, đèn điện được thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này khi từng chức năng độc lập đã thoả mãn các yêu cầu đối với loại thiết bị có chức năng đó. Nếu không có hướng dẫn để thử nghiệm hoặc nếu không thể thử nghiệm thiết bị với từng chức năng được cho hoạt động riêng hoặc nếu các chức năng khác thuộc thiết bị Loại A hoặc Loại D tương tác với chức năng chiếu sáng một cách có chủ ý thì thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này nếu nó đáp ứng các giới hạn đối với thiết bị Loại C với tất cả các chức năng hoạt động đồng thời.
CHÚ THÍCH 3: Ví dụ, một chức năng có thể được vận hành một mình bằng cách đặt các chức năng khác ở chế độ tắt hoặc chế độ chờ, nếu được cung cấp.
CHÚ THÍCH 4: Ví dụ về một chức năng độc lập là camera giám sát, chức năng này vẫn hoạt động khi ánh sáng bị tắt.
CHÚ THÍCH 5: Ví dụ về một chức năng tương tác với chức năng chiếu sáng một cách có chủ ý là bộ phát hiện chuyển động để điều khiển đầu ra ánh sáng của đèn điện.
Nếu thử nghiệm riêng rẽ, như quy định tại B.5.4, đã chứng minh rằng bộ điều khiển chiếu sáng đi kèm, được quy định và cấu hình để sử dụng với đèn điện, tuân thủ các yêu cầu về đèn điện được áp dụng và nếu có các cơ cấu độc lập đi kèm tuân thủ các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này thì đèn điện được coi là phù hợp với các yêu cầu này và không cần phải kiểm tra. Nếu không phải trường hợp này thì bản thân đèn điện phải được thử nghiệm và phải phù hợp.
Thử nghiệm, nếu được yêu cầu, phải được thực hiện với nguồn sáng có các đặc tính điện gần với các đặc tính được quy định trong hướng dẫn sử dụng.
Nếu đèn điện có thể được lắp nhiều hơn một nguồn sáng và/hoặc nhiều kiểu nguồn sáng thì phải thực hiện thử nghiệm đối với từng kiểu nguồn sáng khi vận hành số lượng nguồn sáng tối đa tương thích với mục đích sử dụng bình thường như quy định trong hướng dẫn sử dụng.
Để thay thế cho nguồn sáng, có thể sử dụng các tải giả có các đặc tính điện gần với các đặc tính của kiểu nguồn sáng liên quan.
Nếu đèn điện được trang bị tắcte chớp sáng thì phải sử dụng tắcte theo tiêu chuẩn IEC 60155:1993.
B.5.4 Bộ điều khiển chiếu sáng
Điều này không áp dụng cho bộ điều khiển chiếu sáng được thử nghiệm như bộ phận của đèn điện theo B.5.3.
Bộ điều khiển chiếu sáng phải được thử nghiệm cùng với các nguồn sáng được quy định trong hướng dẫn sử dụng của chúng hoặc với tải giả có đặc tính điện gần với đặc tính của nguồn sáng.
Nếu bộ điều khiển chiếu sáng được thiết kế dùng cho nhiều kiểu nguồn sáng hoặc ngoài ra nếu bộ điều khiển được thiết kế cho các tải nguồn phụ (ví dụ như cảm biến hoặc camera) thì nhà chế tạo phải ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của bộ điều khiển chiếu sáng trong đó các đặc tính tải (nguồn sáng, tải phụ) của bộ điều khiển chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về hài liên quan và bộ điều khiển chiếu sáng phải được thử nghiệm đối với từng đặc tính tải tương ứng và phải phù hợp ở từng trường hợp.
Nếu bộ điều khiển chiếu sáng cũng có thể được sử dụng cùng với tụ điện nối tiếp thì nhà chế tạo phải chỉ rõ trong hướng dẫn sử dụng của bộ điều khiển về loại mạch điện (có hoặc không có tụ điện nối tiếp) để bộ điều khiển chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về hài và bộ điều khiển chiếu sáng phải được thử nghiệm đối với từng loại mạch điện và phải phù hợp với từng trường hợp.
B.5.5 Cơ cấu điều khiển DLT
Cơ cấu điều khiển DLT phải được thử nghiệm với một tải điện trở hoặc tải chiếu sáng có công suất lớn nhất cho phép dùng cho cơ cấu điều khiển DLT.
B.6 Bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha độc lập dùng cho thiết bị chiếu sáng
Nếu bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha được quy định để sử dụng cùng với một hoặc nhiều kiểu thiết bị chiếu sáng thì bộ điều chỉnh độ sáng phải được thử nghiệm với một mẫu đại diện của từng kiểu thiết bị chiếu sáng và phải phù hợp ở từng lần thử. Trong từng trường hợp, các phép đo phải được thực hiện với tải chiếu sáng có công suất lớn nhất cho phép dùng cho bộ điều chỉnh độ sáng. Chế độ đặt của bộ điều chỉnh ánh sáng được đặt đến vị trí dự kiến tạo ra dòng điện hài tổng(THC) lớn nhất.
Bộ điều chỉnh độ sáng được coi là phù hợp khi được sử dụng với các thiết bị chiếu sáng khác về cơ bản tương tự như các kiểu đại diện có công suất được công bố.
Khi thử nghiệm bộ điều chỉnh độ sáng điều khiển pha với tải bóng đèn sợi đốt, cơ cấu điều khiển được đặt đến góc kích 90° ± 5° hoặc nếu được điều khiển theo nấc, thì đặt đến nấc gần 90° nhất.
B.7 Máy hút bụi
Lối không khí vào của máy hút bụi được điều chỉnh như làm việc bình thường như được định nghĩa trong IEC 60335-2-2:2019.
Máy hút bụi có công suất đầu vào thay đổi phải được thử nghiệm ở ba chế độ làm việc, mỗi chế độ trong một khoảng thời gian như nhau, tối thiểu 2 min, với cơ cấu điều khiển được điều chỉnh đến:
- công suất đầu vào lớn nhất,
- 50 % ± 5 % công suất tác dụng đầu vào lớn nhất hoặc, nếu không thể (ví dụ được điều khiển theo nấc) thì điều chỉnh đến điểm gần với 50 % nhất theo thiết kế của thiết bị, và
- công suất đầu vào nhỏ nhất.
CHÚ THÍCH: Nếu công suất tác dụng đầu vào ở công suất đầu vào nhỏ nhất cao hơn 50 % công suất tác dụng đầu vào lớn nhất thì các yêu cầu trên nhằm mục đích là thử nghiệm máy hút bụi trong ba khoảng thời gian như nhau: một khoảng thời gian với cơ cấu điều khiển được điều chỉnh theo công suất đầu vào lớn nhất và hai khoảng thời gian với cơ cấu điều khiển được điều chỉnh đến công suất đầu vào nhỏ nhất.
Ba khoảng thời gian này không cần phải liên tiếp, nhưng việc áp dụng các giới hạn theo 6.3.3.4 được thực hiện như thể các khoảng là liên tiếp. Trong trường hợp đó, toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm được tạo thành từ ba khoảng thời gian như nhau nhưng không tính đến các giá trị dòng điện hài nằm ngoài ba khoảng thời gian này.
Nếu máy hút bụi có cơ cấu điều khiển để chọn chế độ hoạt động công suất cao tạm thời ('tăng thế'), tự động trở về chế độ công suất thấp hơn thì chế độ công suất cao này không được xem xét để tính các giá trị trung bình. Chế độ này chỉ được thử nghiệm dựa trên các giới hạn dùng cho các giá trị hiệu dụng được làm mịn trong 1,5 s (xem 6.3.3.4).
B.8 Điều kiện thử nghiệm đối với máy giặt
Máy giặt phải được thử nghiệm trong một chương trình giặt hoàn chỉnh có chu kỳ giặt thông thường, chứa đầy tải danh định là tấm vải cotton viền kép đã giặt trước, có kích thước khoảng 70 cm x 70 cm, khối lượng khô từ 140 g/m2 đến 175 g/m2. Các tấm vải phải được đặt vào máy giặt theo cách để tránh sự mất cân bằng không thực tế của khối lượng.
CHÚ THÍCH: Đặt lần lượt từng tấm vải để đạt được điều này.
Nhiệt độ của nước phải là
• 65 °C ± 5 °C đối với máy giặt không có phần tử gia nhiệt và được thiết kế để kết nối với nguồn nước nóng;
• từ 10 °C đến 25 °C đối với các máy giặt khác.
Đối với máy giặt có bộ cài đặt chương trình, nếu có, thì phải sử dụng chương trình vải cotton ở 60 °C không cần giặt trước, nếu không, phải sử dụng chương trình giặt thông thường mà không cần giặt trước. Nếu máy giặt có chứa phần tử gia nhiệt không được điều khiển bởi bộ cài đặt chương trình thì nước phải được gia nhiệt đến 65 °C ± 5 °C trước khi bắt đầu giai đoạn giặt đầu tiên.
Nếu máy giặt có chứa phần tử gia nhiệt nhưng không lắp bộ cài đặt chương trình thì nước phải được gia nhiệt đến 90 °C ± 5 °C hoặc thấp hơn nếu điều kiện ổn định được thiết lập trước khi bắt đầu giai đoạn giặt đầu tiên.
B.9 Lò vi sóng
Lò vi sóng được thử nghiệm trong thời gian 5 min tại chế độ đặt công suất lớn nhất. EUT được cho làm việc với tải nước uống được có khối lượng ban đầu là 1 000 g ± 50 g trong một bình thủy tinh borosilicate hình trụ, có chiều dày vật liệu lớn nhất là 3 mm và đường kính ngoài xấp xỉ 190 mm. Tải được đặt ở trung tâm của kệ đỡ. Chế độ gia nhiệt vi sóng phải được đóng điện trong thời gian từ 10 s đến 15 s trước khi bắt đầu thời gian quan sát. Để ngăn ngừa việc đo ở chế độ chờ, phép đo phải được hoàn thành trước khi lò vi sóng dừng hoạt động của nó.
B.10 Thiết bị công nghệ thông tin (ITE)
B.10.1 Điều kiện chung
Thiết bị công nghệ thông tin (bao gồm cả máy tính cá nhân) được bán trên thị trường mà không có "tùy chọn do nhà máy thiết kế" và không có các tính năng khe cắm mở rộng, phải được thử nghiệm như được cung cấp. Thiết bị công nghệ thông tin, ngoại trừ các máy tính cá nhân, được bán trên thị trường có "tùy chọn do nhà máy thiết kế" hoặc có khe cắm mở rộng, sẽ được thử nghiệm với tải bổ sung ở từng khe cắm mở rộng sao cho mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất có thể đạt được bằng cách sử dụng "tùy chọn do nhà máy thiết kế" được quy định bởi nhà chế tạo.
Đối với thử nghiệm máy tính cá nhân có tới 3 khe cắm mở rộng, card tải có cấu hình dùng cho công suất lớn nhất phép đối với từng khe cắm mở rộng phải được thêm vào từng khe cắm mở rộng tương ứng. Đối với thử nghiệm máy tính cá nhân có nhiều hơn 3 khe cắm mở rộng, card nạp bổ sung phải được cài đặt ở tốc độ ít nhất một card tải dùng cho mỗi nhóm tối đa 3 khe cắm bổ sung (tức là đối với 4, 5 hoặc 6 khe cắm, tổng tối thiểu 4 card tải phải được thêm vào. Đối với 7, 8 hoặc 9 khe cắm, tổng ít nhất 5 card tải phải được thêm vào, v.v...).
Ở tất cả các cấu hình, việc sử dụng tải bổ sung không làm cho tổng công suất đầu ra DC có sẵn từ nguồn cấp điện ITE bị vượt quá.
CHÚ THÍCH: Card tải thông thường dùng cho các khe cắm mở rộng như PCI hoặc PCI-2 có cấu hình dùng cho 30 W nhưng có thể được điều chỉnh khi tiêu chuẩn thay đổi.
Thiết bị kiểu môđun, như dãy ổ cứng và máy chủ mạng, được thử nghiệm theo cấu hình lớn nhất của chúng. Điều này không có nghĩa là phải trang bị nhiều tùy chọn có cùng kiểu, ví dụ như nhiều ổ cứng, trừ khi đó là đại diện cho cấu hình dùng cho người sử dụng hoặc sản phẩm là kiểu (ví dụ như hệ thống đĩa dự phòng (dãy các ổ cứng có chi phí thấp) (RAID )) mà cấu hình như vậy là bình thường.
Các thử nghiệm phát xạ phải được tiến hành với cơ cấu điều khiển hoạt động dùng cho người sử dụng hoặc các chương trình tự động được cài đặt ở chế độ dự kiến tạo ra dòng điện hài tổng (THC) tối đa trong điều kiện làm việc bình thường.
Chế độ tiết kiệm điện có thể gây ra biến động mức công suất lớn phải bị tắt để tất cả hoặc một phần thiết bị không tự động ngắt điện trong khi đo.
Đối với hệ thống ITE được thiết kế để sử dụng với hệ thống phân phối điện do nhà chế tạo cung cấp, ví dụ như một hoặc nhiều máy biến áp, nguồn điện không gián đoạn (UPS) hoặc bộ ổn định điện, phải đáp ứng sự phù hợp với các giới hạn của tiêu chuẩn này tại đầu vào cấp nguồn từ mạng phân phối điện hạ áp công cộng.
B.10.2 Thiết bị công nghệ thông tin có nguồn cấp điện bên ngoài
Đối với ITE có nguồn cấp điện bên ngoài, xem Điều B.17. hoặc bộ nạp pin/acquy, nhà chế tạo có thể chọn
• hoặc thử nghiệm toàn bộ thiết bị theo B.10.1 (Điều kiện chung),
• hoặc thử nghiệm thiết bị bằng cách đo công suất đầu vào AC và phát xạ hài của nguồn cấp điện kết hợp hoặc bộ nạp pin/acquy theo 6.3.2 với phía đầu ra DC được mang tải bằng một tải điện trở, với điều kiện, với tải điện trở được áp dụng, điện áp nhấp nhô từ đỉnh đến đỉnh trên tải không lớn hơn 5 % điện áp đầu ra DC.
Giá trị điện trở của tải phải sao cho công suất tác dụng bị phân tán trọng tải bằng với định mức công suất ra DC, hoặc, nếu không có sẵn, bằng với định mức điện áp đầu ra DC nhân với định mức dòng điện đầu ra DC được ghi nhãn trên bộ cấp điện/bộ nạp pin/acquy.
Các bộ cấp điện/bộ nạp pin/acquy có công suất đầu vào AC đo được theo 6.3.2 ở điều kiện tải ở trên là 75 W hoặc nhỏ hơn được coi là phù hợp mà không cần thử nghiệm thêm, như quy định tại Điều 7.
B.11 Thiết bị nấu nướng
B.11.1 Bếp cảm ứng và bếp điện
Bếp cảm ứng và bếp điện phải được cho làm việc với chảo bằng thép chứa lượng nước khoảng một nửa dung tích tối đa của nó ở nhiệt độ phòng và được đặt vào giữa từng vùng nấu. Từng vùng nấu phải được thử nghiệm riêng rẽ theo quy trình hai bước:
1) Các mức điều khiển khác nhau (bao gồm cả chế độ tăng thế) được thử nghiệm lần đầu tiên trong vài giây. Nếu không có các mức công suất riêng biệt thì dải điều khiển được chia thành 10 nấc xấp xỉ đều nhau. Xác định mức điều khiển có THC cao nhất.
2) Phép đo dùng để so sánh với các giới hạn phát xạ hài, như đã nêu trong 6.3.2, phải được thực hiện với mức điều khiển tạo ra THC cao nhất, như đã xác định ở bước 1) và với thời gian quan sát thử nghiệm theo Bảng 4.
Đường kính của đế chảo ít nhất phải bằng đường kính của vùng nấu. Sử dụng nồi nấu kích thước nhỏ nhất tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu này.
Đường kính danh nghĩa của bề mặt tiếp xúc của các nồi nấu tiêu chuẩn là 110 mm, 145 mm, 180 mm, 210 mm, 300 mm.
Đáy nồi phải lõm và không được sai lệch so với độ phẳng quá 0,6 % đường kính của đáy nồi ở nhiệt độ môi trường (20 ± 5) °C.
Vùng nấu được thiết kế để sử dụng với nồi có đáy cong (như vùng nấu dùng cho chảo) phải được đo với nồi được cung cấp cùng với bếp nấu hoặc với nồi mà nhà chế tạo khuyến cáo.
Các vùng nấu sát nhau có thể được kết hợp và điều khiển cùng nhau phải được đo riêng.
Vùng nấu có nhiều cuộn dây nhỏ được định hình tự động trong vùng gia nhiệt tích cực phải được thử nghiệm với một nồi có đường kính 300 mm. Nồi phải được đặt lên tâm vùng nấu.
B.11.2 Bếp và bếp điện không phải thiết bị nấu cảm ứng
Đối với thiết bị có nhiều vùng nấu, các phép đo như được nêu trong 6.3.2 phải được thực hiện riêng rẽ trên từng vùng nấu riêng biệt.
Mỗi vùng nấu phải được vận hành với chế độ đặt điều khiển dự kiến sẽ tạo ra THC lớn nhất. Một cái chảo hoặc nồi thích hợp chứa lượng nước bằng một nửa dung tích tối đa của nó phải được đặt lên tâm vùng nấu.
B.12 Điều hòa không khí
Nếu công suất đầu vào của điều hòa không khí được điều khiển bằng một thiết bị điện tử sao cho tốc độ vòng quay của quạt hoặc động cơ máy nén được thay đổi để có được nhiệt độ không khí phù hợp thì dòng điện hài được đo sau khi hoạt động trở nên có trạng thái ổn định ở điều kiện sau đây:
- Cơ cấu điều khiển nhiệt độ phải được đặt đến giá trị thấp nhất ở chế độ làm mát và đến giá trị cao nhất ở chế độ sưởi.
- Nhiệt độ môi trường để thử nghiệm phải là 30 °C ± 2 °C ở chế độ làm mát và 15 °C ± 2 °C ở chế độ sưởi. Nếu ở chế độ sưởi đạt được công suất đầu vào danh định ở một nhiệt độ cao hơn thì điều hòa không khí phải được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường này nhưng không cao hơn 18 °C. Nhiệt độ môi trường được xác định là nhiệt độ của không khí hút vào từ khối trong nhà và từ khối ngoài trời của thiết bị.
Nếu nhiệt không được trao đổi với không khí xung quanh mà sang môi trường khác, ví dụ như nước, thì tất cả chế độ đặt và nhiệt độ phải được chọn sao cho thiết bị được cho làm việc với công suất đầu vào danh định.
Nếu điều hòa không khí không có các thành phần điện tử công suất (ví dụ: điốt, bộ điều chỉnh độ sáng, thyristo, v.v...) thì nó không cần phải thử nghiệm dựa trên các giới hạn dòng điện hài.
B.13 máy dùng trong nhà bếp được định nghĩa trong IEC 60335-2-14
Các máy dùng trong nhà bếp thuộc phạm vi áp dụng của IEC 60335-2-14:2016 được coi là phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này mà không cần thử nghiệm thêm.
B.14 Thiết bị hàn hồ quang không phải là thiết bị chuyên dụng
Thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ 20 °C đến 30 °C. Thử nghiệm phải được bắt đầu với nguồn điện hàn hồ quang ở nhiệt độ môi trường. Nguồn điện hàn hồ quang phải được kết nối với tải thông thường. Nó phải được vận hành ở dòng điện hàn danh định lớn nhất I2max và điện áp tải thông thường được cho trong Bảng B.1. Thời gian quan sát phải là 10 chu kỳ nhiệt (đối với thiết bị làm việc ở chu kỳ ngắn trong đó chu kỳ nhiệt đầu tiên nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 min) hoặc một chu kỳ nhiệt đầy đủ (đối với thiết bị làm việc ở chu kỳ dài trong đó chu kỳ nhiệt đầu tiên lớn hơn 2,5 min). Nguồn điện hàn hồ quang có nhiều quy trình phải được thử nghiệm bằng cách sử dụng quy trình cho dòng điện đầu vào cao nhất. Để thiết lập các điều kiện thử nghiệm được cung cấp trong điều này, sử dụng các định nghĩa được cho trong IEC 60974-1:2017 đối với tải thông thường, I2max, I2 và U2.
Bảng B.1 - Tải quy ước đối với thử nghiệm thiết bị hàn hồ quang
Quy trình hàn | Điện áp tải V |
Hàn hồ quang kim loại thủ công bằng các đầu cực bao phủ | U2 = (18+ 0,04 I2) |
Hàn vonfram khí trơ | U2 = (10 + 0,04 I2) |
Hàn khí trơ/hoạt động kim loại và hàn hồ quang dây hàn lõi thuốc | U2 = (14 + 0,05 I2) |
Cắt bằng plasma | U2 = (80 + 0,4 I2) |
B.15 Máy hút bụi áp lực cao nhưng không phải thiết bị chuyên dụng
Máy hút bụi áp lực cao được điều chỉnh theo điều kiện làm việc bình thường như được nêu trong IEC 60335-2-79:2016 ngoại trừ đối với bộ điều khiển điện tử công suất.
Máy hút bụi áp lực cao có công suất đầu vào thay đổi phải được thử nghiệm ở ba chế độ làm việc, mỗi chế độ trong một khoảng thời gian như nhau, ít nhất 2 min, với bộ điều khiển được điều chỉnh:
- đến công suất đầu vào lớn nhất,
- đến 50 % ± 5 % công suất đầu vào tích cực lớn nhất hoặc, nếu điều này là không thể (ví dụ: được điều khiển theo nấc) thì điều chỉnh đến điểm gần nhất với 50 % công suất tác dụng đầu vào lớn nhất theo thiết kế của thiết bị và
- đến công suất đầu vào nhỏ nhất.
CHÚ THÍCH: Nếu công suất tác dụng đầu vào tại công suất đầu vào nhỏ nhất là lớn hơn 50 % công suất tác dụng đầu vào lớn nhất thì các yêu cầu ở trên ngụ ý rằng máy hút bụi áp lực cao được thử nghiệm trong ba khoảng thời gian như nhau: một khoảng thời gian với cơ cấu điều khiển được điều chỉnh theo công suất đầu vào lớn nhất và hai khoảng thời gian với cơ cấu điều khiển được điều chỉnh đến công suất đầu vào nhỏ nhất.
Ba khoảng thời gian này không cần phải liên tiếp, nhưng việc áp dụng các giới hạn theo 6.3.3.4 được thực hiện như thể các khoảng là liên tiếp, Trong trường hợp đó, toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm được tạo thành từ ba khoảng thời gian như nhau nhưng không tính đến các giá trị dòng điện hài ngoài nằm ngoài ba khoảng thời gian này.
B.16 Tủ lạnh và tủ đông
B.16.1 Quy định chung
Tủ lạnh và tủ đông phải được thử nghiệm với ngăn chứa rỗng. Nhiệt độ phải được đặt đến giá trị thấp nhất được thiết kế để sử dụng liên tục (không xem xét các chức năng làm mát nhanh). Phép đo phải được bắt đầu sau khi nhiệt độ bên trong đã được ổn định.
CHÚ THÍCH: Sự ổn định của nhiệt độ có thể được suy ra, ví dụ, từ công suất đầu vào chuyển sang chế độ công suất thấp.
Khi bắt đầu đo, nhiệt độ môi trường phải nằm trong khoảng từ 20 °C đến 30 °C. Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ môi trường phải được duy trì trong phạm vi ± 2 °C.
B.16.2 Tủ lạnh và tủ đông có VSD
Thời gian quan sát phải là 1 h. Một vài giây sau khi bắt đầu đo, tất cả các cửa và các ngăn bên trong phải được mở ra hoàn toàn trong 60 s và sau đó đóng lại và tiếp tục đóng trong thời gian còn lại của giai đoạn quan sát.
CHÚ THÍCH 1: Độ chính xác về thời gian là ± 6 s được giả định là đủ đối với độ lặp lại của phép đo mục tiêu, xem CHÚ THÍCH 3 dưới đây.
Sai lệch so với 6.3.2, giá trị của công suất đầu vào được sử dụng để tính các giới hạn phải được xác định theo công thức sau:
Pi = 0,78 x Im x Ur
trong đó
Pi là công suất tác dụng đầu vào, tính bằng oát, được sử dụng để tính các giới hạn Loại D (xem Bảng 3);
Im là dòng điện của thiết bị, tính bằng ampe, được đo theo IEC 60335-2-24: 2010, 10,2;
Ur là điện áp danh định của thiết bị, tính bằng vôn. Nếu thiết bị có dải điện áp danh định thì Ur có giá trị mà giá trị này được sử dụng để đo Im.
CHÚ THÍCH 2: Pi được sử dụng để tính các giới hạn thay cho công suất tác dụng đầu vào đo được để loại bỏ ảnh hưởng của các tải khác không phải là VSD, ví dụ như các cơ cấu chiếu sáng hoặc các phần tử gia nhiệt để rã đông, trên phép tính giới hạn. Điều này cũng làm tăng độ lặp lại của phép đo.
CHÚ THÍCH 3: Chỉ có thể đạt được độ lặp lại 5 %, được đề cập trong 6.3.3.1 nếu điều kiện khí hậu được kiểm soát mạnh và đối với từng thử nghiệm, phép đo được bắt đầu tại cùng một điểm trong chu kỳ điều khiển của EUT. Nếu không đáp ứng các điều kiện này thì độ lặp lại của giá trị trung bình của các dòng điện hài riêng biệt trong thời gian quan sát thử nghiệm có thể bằng 10 % giới hạn áp dụng.
B.16.3 Tủ lạnh và tủ đông không có VSD
Tủ lạnh và tủ đông không có VSD để điều khiển (các) động cơ máy nén được thử nghiệm theo giới hạn Loại A trong thời gian quan sát đại diện 2,5 min theo Bảng 4 đối với thiết bị có chu kỳ làm việc dài.
B.17 Nguồn cấp điện bên ngoài (EPS)
B.17.1 EPS được ấn định dùng cho các model thiết bị cụ thể
Các yêu cầu trong điều này áp dụng cho EPS được ấn định dùng cho các kiểu thiết bị cụ thể (ví dụ đèn điện được sản xuất bởi một nhà chế tạo cụ thể hoặc máy trộn trong nhà bếp có nhãn hiệu cụ thể).
Các EPS được ấn định phải được thử nghiệm cùng với các kiểu thiết bị cụ thể bằng cách sử dụng các điều kiện thử nghiệm được quy định cho thiết bị.
B.17.2 EPS không được ấn định dùng cho các kiểu thiết bị cụ thể
Các yêu cầu trong điều này áp dụng cho EPS được ấn định dùng cho một hoặc nhiều kiểu thiết bị nói chung (ví dụ, dùng cho bóng đèn và thiết bị điện) và EPS này không được quy định để sử dụng cùng với các kiểu thiết bị cụ thể (ví dụ đèn điện chế tạo bởi một nhà chế tạo cụ thể hoặc máy trộn trong nhà bếp có nhãn hiệu cụ thể).
Các EPS này phải được thử nghiệm cùng với tải hoặc các tải giả có các đặc tính gần với (các) kiểu thiết bị được cấp điện, như quy định trong hướng dẫn sử dụng.
Nhà chế tạo hoặc nhà phân phối EPS phải nêu rõ trong hướng dẫn sử dụng về kiểu thiết bị mà nó có thể cấp điện. Kiểu thiết bị được cấp điện phải phù hợp với phân loại được quy định trong Điều 5 và EPS phải đáp ứng các yêu cầu và giới hạn được quy định đối với các loại thiết bị này.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, nếu các kiểu thiết bị quy định là “đèn điện” và “máy trộn dùng trong nhà bếp” thì áp dụng các yêu cầu của thiết bị Loại A và Loại C cho EPS.
CHÚ THÍCH 2: Xem thêm 5.3
Phụ lục C
(quy định)
Tính POHC
C.1 Quy định chung
Chỉ một giá trị cuối dùng cho POHC phải được tính và so sánh với giới hạn POHC, có thể được tính từ các giới hạn được áp dụng cho dòng điện hài bậc lẻ từ bậc 21 đến bậc 39. POHC phải được tính từ tất cả dòng điện hài bậc lẻ từ bậc 21 đến bậc 39, không phụ thuộc vào giá trị nào < 16 % dòng điện đầu vào hoặc nhỏ hơn 5 mA. Tính toán này có thể được thực hiện theo Điều C.2 hoặc Điều C.3.
Phương pháp tính được sử dụng (xem Điều C.2 hoặc Điều C.3) phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Trong tương lai, việc tính toán POHC sẽ được mô tả trong IEC 61000-4-7 theo phương pháp trong Điều C.3 sao cho từng máy phân tích hài tính được POHC cuối cùng theo phương pháp tương tự.
CHÚ THÍCH 2: Khi việc tính toán POHC được quy định trong IEC 61000-4-7, trong tiêu chuẩn này chỉ dự kiến sử dụng phương pháp tính trong Điều C.3, phương pháp này có ưu điểm là việc triển khai POHC có thể được phân tích trên toàn bộ thời gian quan sát. Khi đó có thể thay thế phép tính trong Phụ lục C bằng phép tính chuẩn trong IEC 61000-4-7 mới.
C.2 Tính POHC từ các kết quả cuối cùng của dòng điện hài được tính trung bình trên toàn bộ thời gian quan sát.
POHC cuối cùng được tính từ các giá trị cuối cùng của dòng điện hài, được tính trung bình trên toàn bộ thời gian quan sát, theo công thức ở 3.12.
C.3 Tính POHC cuối cùng từ các giá trị POHC đơn lẻ đối với từng cửa sổ thời gian DFT
POHC cuối cùng được tính theo các bước sau:
1) Trong từng cửa sổ thời gian DFT (Δt), tính POHC(t) từ các giá trị OUT 2a của thiết bị đo được cho trong IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008 (không cần làm mịn) theo công thức ở 3.12.
CHÚ THÍCH 1: Cửa sổ thời gian có 10 chu kỳ đối với hệ thống 50 Hz và 12 chu kỳ đối với hệ thống 60 Hz.
2) Áp dụng làm mìn trên các giá trị POHC(t) được tính từ bước 1) ở từng cửa sổ thời gian DFT theo công thức sau:
Giá trị α và β phải được lấy từ Bảng 2 của IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008.
CHÚ THÍCH 2: Công thức này là tương tự như công thức dùng cho làm mịn của các dòng điện hài riêng lẻ, bằng cách sử dụng giá trị tương đương digital của bộ lọc thông thấp bậc một có hằng số thời gian là 1,5 s như thể hiện trên Hình 5 của IEC 61000-4-7:2002 with Amd 1:2008.
Tính giá trị POHC cuối cùng dưới dạng giá trị trung bình của các giá trị POHClàmmịn(t) được làm mịn thu được ở bước 2) đối với từng cửa sổ thời gian DFT trên toàn bộ thời gian quan sát thử nghiệm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC 60050-845, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) - Part 845: Lighting (available at www.electropedia.org)
[2] IEC TR 60755, General requirements for residual current operated protective devices
[3] TCVN 7909-2-2 (IEC 61000-2-2), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 2-2: Môi trường - Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp và tín hiệu truyền trong hệ thống cung cấp điện hạ áp công cộng
[4] TCVN 7909-3-12 (IEC 61000-3-12), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-12: Các giới hạn - Giới hạn dòng điện hài được tạo ra bởi thiết bị kết nối với hệ thống điện hạ áp công cộng có dòng điện đầu vào > 16 A và ≤ 75 A mỗi pha
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5 Phân loại thiết bị
5.1 Quy định chung
5.2 Mô tả thiết bị chiếu sáng
5.3 Nguồn cấp điện bên ngoài
6 Yêu cầu chung
6.1 Quy định chung
6.2 Phương pháp điều khiển
6.3 Phép đo dòng điện hài
6.4 Thiết bị đặt trên giá hoặc trong vỏ
6.5 Thiết bị nhiều chức năng
7 Giới hạn dòng điện hài
7.1 Quy định chung
7.2 Giới hạn đối với thiết bị Loại A
7.3 Giới hạn đối với thiết bị Loại B
7.4 Giới hạn đối với thiết bị Loại C
7.5 Giới hạn đối với thiết bị Loại D
8 Sự phù hợp với tiêu chuẩn này
Phụ lục A (quy định) - Mạch đo và nguồn cấp điện
Phụ lục B (quy định) - Điều kiện thử nghiệm điển hình
Phụ lục C (quy định) - Tính POHC
Thư mục tài liệu tham khảo