- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6648:2000 (ISO 11465 : 1993) về chất lượng đất - Xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng - phương pháp khối lượng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6649:2000 (ISO 11466 : 1995) về chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thuỷ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7370-1:2004 (ISO 14869-1:2001) về chất lượng đất - hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 1 : Hòa tan bằng axit flohydric và percloric do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) về chất lượng nước - Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng (ICP-OES)
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7727:2007 (ISO 14870 : 2001) về Chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết bằng dung dịch đệm ATPA
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7370-2:2007 (ISO 14869-2 : 2002) về Chất lượng đất - Phương pháp hoà tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 2: Phương pháp hoà tan bằng kiềm nóng chảy
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Bình định mức
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN7151:2010 (ISO 648:2008) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Pipet một mức
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12248-2:2018 (ISO 12782-2:2012) về Chất lượng đất - Các thông số từ quá trình chiết dùng để lập mô hình địa hóa các thành phần và sự tồn tại của các thành phần trong đất và vật liệu - Phần 2: Chiết oxit và hydroxit sắt tinh thể bằng dithionit
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8568:2010 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định dung lượng cation trao đổi (CEC) - Phương pháp dùng amoni axetat
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8567:2010 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành phần cấp hạt
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8466:2010 (ISO 23470:2007) về Chất lượng đất - Xác định dung lượng cation trao đổi hữu hiệu ( CEC ) và cation có khả năng trao đổi sử dụng dung dịch hexamincoban triclorua
Soil quality - Determination of trace elements in extracts of soil by inductively coupled plasma - atomic emission spectrometry (ICP-AES)
Lời nói đầu
TCVN 8885:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 22036 :2008
TCVN 8885:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ VẾT TRONG DỊCH CHIẾT ĐẤT BẰNG PHỔ PHÁT XẠ NGUYÊN TỬ PLASMA CẶP CẢM ỨNG
Soil quality - Determination of trace elements in extracts of soil by inductively coupled plasma - atomic emission spectrometry (ICP-AES)
Cảnh báo: Qui trình nêu trong tiêu chuẩn này phải do nhân viên có năng lực và được đào tạo tiến hành. Một số kỹ thuật và thuốc thử, kể cả việc sử dụng thiết bị tiềm ẩn nhiều những nguy hiểm. Người sử dụng tiêu chuẩn này nếu chưa quen với mối nguy tiềm ẩn và những thực hành an toàn cần phải được các nhà phân tích chuyên nghiệp tư vấn trước khi thao tác.
Tiêu chuẩn này mô tả qui trình xác định nguyên tố vết trong dung dịch chiết hoặc dung dịch phá mẫu đất bằng phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP-AES) đối với 34 nguyên tố (xem Bảng 1).
Phương pháp xác định nhiều nguyên tố này có thể áp dụng cho dịch chiết đất thu được từ cường thủy theo ISO 11466, bằng DTPA theo ISO 14870 hoặc các dịch chiết yếu khác, hoặc dịch chiết đất để xác định hàm lượng tổng số của các nguyên tố sử dụng phương pháp phá mẫu bằng axit theo ISO 14869-1hoặc phương pháp nóng chảy theo ISO 14869-2.
Lựa chọn phương pháp hiệu chuẩn tùy thuộc vào chất chiết và có thể phù hợp với nồng độ chất chiết.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO Guide 32, Calibration in analytical chemistry and use of certified reference materials.
TCVN 4851: 1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
TCVN 6648 (ISO 11465) Chất lượng đất - xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng - Phương pháp khối lượng;
TCVN 6649 (ISO 11466) Chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy.
TCVN 7370-1 (ISO 14869-1) Chất lượng đất - Hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 1: Hòa tan bằng axit flohydric và axit percloric
TCVN 7370-2 (ISO 14869-2) Chất lượng đất - Hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 2: Phương pháp hòa tan bằng kiềm nóng chảy;
TCVN 7727 (ISO 14870) Chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết bằng dung dịch đệm DTPA.
ISO Guide 32 Calibration in analytical chemistry and use of certified reference materials.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), ISO Guide 32 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Chất phân tích (analyte)
Nguyên tố được xác định.
3.2. Dung dịch hiệu chuẩn trắng (Blank calibration solution)
Dung dịch được chuẩn bị theo cùng cách chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn nhưng không có chất phân tích.
3.3. Dung dịch thử trắng (Blank test solution)
Dung dịch chuẩn bị theo cùng cách chuẩn bị dung dịch mẫu thử nhưng bỏ qua phần mẫu thử.
3.4. Dung dịch hiệu chuẩn (calibration solution)
Dung dịch được dùng để hiệu chuẩn thiết bị, chuẩn bị từ dung dịch gốc bằng cách thêm axit, dung dịch đệm, nguyên tố chuẩn và muối khi cần.
3.5. Giới hạn phát hiện của thiết bị (instrument detection limit)
Nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được với xác suất thống kê đã xác định sử dụng thiết bị sạch và dung dịch sạch.
CHÚ THÍCH: Dung dịch sạch thường là axit nitric pha loãng.
3.6. Mẫu phòng thí nghiệm (laboratory sample)
Mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
3.7. Độ tuyến tính (Linearity)
Đường thẳng tương quan giữa kết quả trung bình của phép đo với lượng (nồng độ) chất phân tích.
3.8. Giới hạn phát hiện của phương pháp (method detection limit)
Nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được sử dụng phương pháp phân tích cụ thể với xác suất thống kê xác định để cho nồng độ nguyên tố nền mẫu lớn nhất đã định.
3.9. Hóa chất tinh khiết (pure chemical)
Hóa chất có độ tinh khiết cao nhất và hệ số tỷ trọng đã biết.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng chất phân tích và chất nhiễm bẩn/tạp chất cần phải được biết với mức độ đảm bảo đã được thiết lập.
3.10. Dung dịch gốc (stock solution)
Dung dịch có nồng độ chất phân tích đã biết chính xác, được chuẩn bị từ hóa chất tinh khiết (3.9)
CHÚ THÍCH: Dung dịch gốc là chất chuẩn nêu trong ISO Guide 30.
3.11. Mẫu thử (test sample)
Phần được lấy từ mẫu phòng thí nghiệm sau khi làm đồng nhất, nghiền, chia,..
3.12. Dung dịch mẫu thử (test sample solution)
Dung dịch chuẩn bị sau khi chiết hoặc pha loãng mẫu thử theo qui định phù hợp.
CHÚ THÍCH: Dung dịch mẫu thử nhằm để dùng cho phép đo.
Phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP-AES) có thể dùng để xác định nguyên tố lượng vết trong dung dịch. Dung dịch được phân tán bằng thiết bị tạo sương phù hợp và kết quả là soi khí được chuyển vào đuốc plasma. Trong plasma cặp dẫn điện tần số radio, dung môi bay hơi, sau đó muối đã được sấy khô bay hơi, phân ly, nguyên tử hóa và ion hóa. Nguyên tử của ion bị kích thích nhiệt và số lượng photon phát ra trong quá trình chuyển đến mức năng lượng thấp được đo bằng phổ phát xạ nguyên tử. Phổ được phân tán bằng máy đo phổ, và cường độ của đường phát xạ được quan trắc bằng thiết bị nhạy quang. Nhận dạng các nguyên tố được tiến hành bằng các bước sóng của bức xạ (năng lượng của photon). Phương pháp ICP-AES có thể được đùng để thực hiện xác định nhiều nguyên tố sử dụng hệ thống quang học tiếp sau hoặc đồng thời và quanh trục hoặc đối xứng của plasma.
Bảng 1 trình bày các ví dụ về bước sóng khuyến nghị, giới hạn phát hiện đối với một thiết bị đặc trưng. Số liệu đưa ra có giá trị đối với nước đã được axit hóa bằng axit nitric sử dụng thiết bị tối ưu. Sử dụng các thiết bị khác có thể dẫn đến giới hạn phát hiện khác nhau. Cũng có thể chấp nhận các bước sóng khác.
Bảng 1 - Các bước sóng khuyến nghị và các giới hạn phát hiện ước tính cho các nguyên tố đã chọn và các bước sóng thu được sử dụng ICP-AES Varian, Vista-Megapixel MPX (đặc điểm detector CD)[9]
Bước sóng nguyên tố và vạch phân tích | Hình ảnh quanh trục | Hình ảnh tỏa tròn | ||||
Nguyên tố | Bước sóng | Vạch | Giới hạn phát hiện | Giới hạn phát hiện | Giới hạn phát hiện | Giới hạn phát hiện |
| nm | l= nguyên tử | mg/la | mg/kga | mg/la | mg/kgb |
Nhôm | 396,068 308,215 309,271 396,152 167,078 |
I I I I | 1 2,6
0,1 0,3 | 0,10 0,26
0,01 0,03 | 4
4 1 | 0,4
0,4 0,1 |
Antimon | 206,833 217,581 231,146 | I I I | 0,5 1,8 2 | 0,5 0,18 0.2 | 16 5 | 1,6 0,5 |
Asen | 188,979 193,696 197,198 189,042 188,979 |
I I I | 2 1 5
1,5 | 0,2 0,1 0,5
0,15 | 12 11
5 | 1,2 1,1
0,5 |
Bari | 233,527 455,403 493,409 | II II II | 0,06 0,01 0,04 | 0,006 0,001 0,004 | 0,7 0,15 0,15 | 0,07 0,02 0,02 |
Bery | 313,107 313,402 231,861 | II II II | 0,03 0,01 0,01 | 0,003 0,001 0,001 | 0,15 0,15 0,05 | 0,02 0,02 0,005 |
Bismuth | 223,061 306,771 315,887 | I I | 1,8 17 | 0,18 1,7 | 6 | 0,6 |
Bo | 208,959 249,678 249,772 | I I I | 0,7 1,1 0,5 | 0,07 0,11 0,05 | 1,2 1,5 1 | 0,12 0,15 0,1 |
Cadmi | 214,438 226,502 228,802 | II II II | 0,1 0,11 0,20 | 0,01 0,011 0,02 | 0,5 0,6 0,5 | 0,05 0,06 0,05 |
Canxi | 396,847 317,933 393,366 | II II lI | 0,5 0,3 0,5 | 0,05 0,03 0,05 | 0,3 6,5 | 0,03 0,7 |
CIo | 267,716 205,552 206,149 283,563 284,325 | II II II ll II | 0,1 0,3
0,2 | 0,01 0,03
0,02 | 1 | 0,1 |
Coban | 238,892 228,616 230,786 | II II II | 0,4 0,4 | 0,04 0,04 | 1,2 1 | 0,1 0,1 |
Đồng | 327,396 224,700 324,754 | I lI l | 0,3
0,6 | 0,03
0,06 | 1,5 | 0,1 |
Sắt | 238,204 239,562 259,940 | II II II | 0,3
0,5 | 0,03
0,05 | 0,9
0,7 | 0,09
0,07 |
Chì | 220,353 216,999 224,688 261,418 283,306 | II I I I I | 0,4
1,8 | 0,04
0,18 | 8 | 0,8 |
Liti | 670,783 460,286 | I I | 1,7 67 | 0,17 6,7 | 1 | 0,1 |
Magie | 279,553 279,079 285,213 279,806 | II II I II | 0,02 1 0,06 1,5 | 0,002 0,1 0,006 0,15 | 0,1 4 0,25 10 | 0,01 0,4 0,025 1 |
Mangan | 257,610 260,569 279,482 293,306 403,076 259,372 | II II II II I II | 0,10
0,4 0,8 0,05 | 0,01
0,04 0,08 0,005 | 0,13
1 | 0,01
0,1 |
Thủy ngân | 194,227 253,652 184,890 | II I I | 1,2 1 | 0,12 0,1 | 2,5 2 | 0,25 0,20 |
Molypden | 202,030 204,598 | II II | 0,2 0,6 | 0,02 0,06 | 2 3 | 0,2 0,3 |
Niken | 231,604 221,647 216,555 232,003 | II II I II | 0,4 0,3 0,15 | 0,04 0,03 0,015 | 2,1 1,4 | 0,2 0,14 |
Phospho | 177,428 178,222 213,618 214,914 | I I I I | 1,5 7 1,3 1 | 0,15 0,7 0,13 0,1 | 25
5,3 11 | 2,5
0,53 1,1 |
Kali | 766,491 769,896 | I I | 0,2 23 | 0,02 2,3 | 4 12 | 0,4 1,2 |
Rubi | 780,03 | I | 1 | 0,1 | 5 | 0,5 |
Selen | 196,026 203,985 | I I | 0,8 2,8 | 0,08 0,28 | 16 | 1,6 |
Silicon | 251,611 212,412 288,158 | I I I | 0,9 1,3 1 | 0,09 0,13 0,1 | 2,2 5 | 0,22 0,5 |
Bạc | 328,068 338,289 | I I | 0,4 1 | 0,04 0,1 | 1 2 | 0,1 0,2 |
Natri | 589,592 588,995 330,237 | I I I | 0,6 12 69 | 0,06 1,2 6,9 | 1,5 15 | 0,2 0,15 |
Stronti | 407,771 421,552 460,733 | II II I | 0,01 0,01 0,3 | 0,001 0,001 0,03 | 0,1 0,1 | 0,01 0,01 |
Lưu huỳnh | 181,962 182,036 | I | 4 | 0,4 | 13 | 1,3 |
Thali | 190,800 190,864 | II II | 2 | 0,2 | 13 | 0,1 |
Thiếc | 189,933 235,484 283,998 | II I I | 6 23 11 | 0,6 2,3 | 8 20 | 0,8 2,0 |
Titan | 336,121 334,941 337,280 | II II II | 0,15 0,2 0,2 | 0,015 0,02 0,02 | 1 0,25 1 | 0,1 0,25 0,1 |
Vanadi | 292,402 309,310 311,837 290,882 310,230 | II II II II II | 0,3 0,08 0,1 | 0,03 0,008 0,01 | 2 | 0,2 |
Kẽm | 213,856 202,548 206,200 | I II II | 0,05 0,03 0,15 | 0,005 0,003 0,015 | 0,8 0,7 2 | 0,08 0,07 0,02 |
a Giới hạn phát hiện sigma-3 đặc trưng sử dụng thời gian tích hợp 30 s, b Giới hạn phát hiện (LOD), tính theo phần khối lượng của mẫu đất tính bằng mg/kg chất khô, được coi như 1 g mẫu thử nghiệm được chiết và được pha loãng thành 100 ml. LOD được nêu trong Bảng 1 chỉ là ví dụ về thiết bị và điều kiện phòng thí nghiệm đã nêu. Mỗi phòng thí nghiệm phải chọn các bước sóng thích hợp và xác định LOD với các điều kiện phòng thí nghiệm đặc trưng của mình. |
CHÚ THÍCH: Bước sóng nêu trong Bảng 1 thường được sử dụng, nhưng bước sóng này chỉ là các ví dụ. Có thể áp dụng các bước sóng khác. Giới hạn phát hiện và khoảng tuyến tính thay đổi đối với từng nguyên tố có bước sóng, phổ, điều kiện vận hành và tải nền trong dung dịch mẫu. Nếu dung dịch có nồng độ muối cao (điển hình cho các dịch chiết đất) được đo, LOD sẽ tăng đáng kể so với mẫu nước.
Tiêu chuẩn này chủ yếu đề cập đến việc sử dụng phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng. Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải am hiểu vận hành phòng thí nghiệm của mình để đảm nhận các qui trình kiểm soát chất lượng. Mẫu chuẩn đã được chứng nhận (CRM) phải được sử dụng để thiết lập lượng các nguyên tố phù hợp trong mẫu chuẩn của phòng thí nghiệm. Sau đó có thể sử dụng để kiểm soát chất lượng đều đặn theo qui trình nêu trong tiêu chuẩn này.
Các kết quả phải được thiết lập bằng các biểu đồ kiểm soát, đối với từng nguyên tố, trong phòng thí nghiệm. Không chấp nhận kết quả nằm ngoài sai số của giới hạn cho phép. Phải sử dụng qui trình kiểm soát chất lượng dựa trên các kỹ thuật thống kê được sử dụng rộng rãi để thiết lập các giới hạn như vậy, để đảm bảo rằng các kết quả là ổn định và không xảy ra hiệu ứng trôi dài hạn. Phải sử dụng mẫu chuẩn đã được chứng nhận thường xuyên để duy trì tính đồng bộ của các mẫu chuẩn để ngoài thiết bị và do đó, duy trì tính đồng bộ của hệ thống kiểm soát chất lượng.
5.1. Khái quát
Sự có mặt của các nguyên tố nền khác nhau trong dung dịch mẫu có thể gây nhiễu xấu, dẫn đến sai số hệ thống của tín hiệu chất phân tích. Kỹ thuật đặc biệt, ví dụ hiệu chính nền, làm phù hợp nền với dung dịch hiệu chuẩn hoặc kỹ thuật thêm chuẩn có thể được sử dụng để bổ chính cho những chất gây nhiễu như vậy.
Chất gây nhiễu được phân chia thành nhiễu phổ và nhiễu không phổ. Chúng có thể đặc trưng cho một chất phân tích hoặc không đặc trưng.
Nhiễu phổ (xem 5.2) do sự cách ly không hoàn toàn của bức xạ phát ra của chất phân tích từ các nguồn bức xạ khác được phát hiện và khuếch đại bằng hệ thống phát hiện (chất gây nhiễu bổ sung).
Nhiễu không phải phổ (xem 5.3) là nhiễu khi thay đổi tính nhạy do thành phần của dung dịch được đo (nhiều gấp đôi). Hiệu ứng nền quan sát được là một nhiễu tổng hợp do tất cả các thành phần trong dung dịch mẫu.
Cần hiệu chỉnh nền khi xác định các nguyên tố vết. Phát xạ nền cần được đo liên kề với vạch phân tích trên mẫu trong khi phân tích. Vị trí đã chọn đối với phép đo cường độ nền lên một hoặc cả hai phía của đường phân tích phải được xác định do tính phức tạp của phổ liền kề với vạch phân tích. Vị trí đã dùng phải tách biệt với nhiễu phổ, và phải phản ánh được những thay đổi trong cường độ nền vì có thể xảy ra tại bước sóng chất phân tích cần đo. Cần tăng nền hơn với thiết bị cho phổ đối xứng. Không nhất thiết phải hiệu chỉnh nền trong trường hợp vạch mở rộng, nếu kết quả phân tích thực sự bị phân rã bằng phép đo hiệu chỉnh nền.
5.2. Nhiễu phổ
Nhiễu phổ là, ví dụ
- Trùng một phần hoặc hoàn toàn đường phát ra của nguyên tố khác với nguyên tố của chất phân tích; trường hợp đặc biệt: tăng nền do cánh của đường phát ra mạnh mẽ nằm ngay sát, ví dụ thay đổi nền dốc tại Pb 220,353 nm gây ra do AI 220,463 nm.
- Trùng dải phân tử từ hạt đa nguyên tử được tạo nên trong plasma của dung môi, không khí xung quanh hoặc các khí (ví dụ N2, NO, NH, OH, CN) với đường phát ra của chất phân tích.
- Tăng nền do hiện tượng kết hợp lại, ví dụ thể liên tục do nhôm phát ra trong khoảng bước sóng từ 190 nm đến 220 nm.
- Tăng nền do ánh sáng rải rác.
Sự trùng đường phổ thường dẫn đến chọn đường thay thế. Nếu không thể, quy trình hiệu chính toán học (ví dụ kỹ thuật hiệu chính nhiều nguyên tố, phù hợp phổ nhiều thành phần) có thể được sử dụng để bổ chính cho nhiễu. Dịch chuyển nền song song có thể bổ chính bằng cách hiệu chỉnh nền. Để hiệu chính dịch chuyển độ dốc nền, hai điểm hiệu chính nền trên mỗi phía của pic được dùng.
Đối với khảo sát nhiễu phổ của dịch chiết đất cường thủy, sử dụng đường nổi nhất của các chất phân tích As, Cd, Co, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb, TI và Zn. Các nguyên tố đất quan trọng nhất AI, As, Ca, Cr, Cu, Co, Fe, Mg, Mn, Mo, Ni, Ti, V và Zn được dùng làm nguyên tố nhiễu ở hai nồng độ: 100 mg/l và 500 mg/l. Nồng độ các nguyên tố này bằng 0,33 % và 1,67 % (theo khối lượng) trong đất, đối với dịch chiết cường thủy tiến hành theo ISO 11466.
Bảng B.1 và B.3 trong Phụ lục B đưa ra thông tin về nhiễu phổ tiềm ẩn khi phân tích dịch chiết đất cường thủy. Cả nguyên tố nhiễu và đường phát ra của các nguyên tố này được đưa ra. Thiết bị Perkin- Elmer Optima 30001) có độ phân giải phổ 0,006 nm tại 200 nm được áp dụng cho nghiên cứu trong Bảng B.1, và thiết bị Varian Vista -PRO1) có trục plasma nêu trong Bảng B.3. Trùng hợp ngẫu nhiên tùy thuộc vào độ phân giải phổ của máy đo phổ, chỉ trở nên tách biệt được khi nồng độ nguyên tố gây nhiễu và chất phân tích đạt tới ngưỡng tới hạn.
Trong Bảng B.2 chất gây nhiễu được thể hiện theo tương đương nồng độ chất phân tích (nghĩa là làm tăng nhiễu dương của nồng độ chất phân tích) tăng từ 100 mg/l đến 500 mg/l của nguyên tố gây nhiễu, tương ứng. Số liệu dùng để hướng dẫn việc chỉ rõ mức độ của khả năng gây nhiễu. Người sử dụng phải nhận biết được những thiết bị khác có thể cho mức gây nhiễu khác với những mức được nêu trong Bảng B.2, bởi vì độ nhạy thay đổi dưới điều kiện lắp đặt thiết bị và điều kiện vận hành, như năng lượng, tốc độ dòng khí đưa vào và chiều cao quan sát.
Một số nhiễu phổ tiềm ẩn quan sát được ở bước sóng khuyến nghị sử dụng thiết bị đối xứng trục được nêu trong Bảng B.3. Ví dụ, nếu Cr được xác định tại 267,716 nm trong mẫu có chứa khoảng 100 mg/l AI, tín hiệu phổ sai được quan sát cho mức Cr tương đương với khoảng 0,06 mg/l. Người sử dụng cần phải xem xét thiết bị khác có thể có nhiễu khác với những mức đã nêu trong Bảng B.3. Hiệu ứng nhiễu cần phải được đánh giá cho từng thiết bị, về cấu hình do thiết bị sử dụng sau hoặc thiết bị sử dụng đồng thời. Đối với mỗi thiết bị, độ nhạy khác nhau không chỉ với độ phân giải quang học mà còn với điều kiện vận hành (như năng lượng, chiều cao quan sát và tốc độ dòng khí argon). Khi sử dụng các bước sóng khuyến nghị, yêu cầu người phân tích phải xác định và ghi chép đối với từng bước sóng có hiệu ứng từ nhiễu chuẩn (xem bảng B.3) cũng như bất kỳ nhiễu khác được dự kiến có thể đặc thù cho thiết bị hoặc nền mẫu. Người phân tích phải sử dụng máy tính thường xuyên để hiệu chính tự động cho tất cả các phân tích.
5.3. Nhiễu không phổ
Nhiễu không phổ có thể xảy ra trong quá trình trung hòa mẫu hoặc đưa mẫu (tính chất lý học) hoặc trong plasma của chúng (cả đặc tính lý học và hóa học).
Vận chuyển chất gây nhiễu là do sự khác nhau trong đặc tính lý học (độ nhớt, sức căng bề mặt, tỉ trọng) giữa dung dịch mẫu và dung dịch hiệu chuẩn. Chúng có thể do sự khác nhau trong thành phần chất rắn hòa tan (ví dụ muối, chất hữu cơ) cũng như loại hoặc nồng độ của axit. Kết quả là, cung cấp dung dịch cho bộ tạo sương, hiệu suất của bộ tạo sương và sự phân bố cỡ giọt của sol khí sẽ thay đổi, và do vậy làm thay đổi tính nhạy. Sai số do chất gây nhiễu như vậy có thể khắc phục bằng pha loãng dung dịch, bằng làm phù hợp nền mẫu, bằng thêm chuẩn hoặc bằng kỹ thuật nguyên tố chuẩn (nội chuẩn).
Các chất gây nhiễu kích thích do sự thay đổi trong độ nhạy dẫn đến điều kiện plasma thay đổi khi đưa vào nền mẫu. Các thay đổi này đóng góp vào thay đổi trong điều kiện kích thích trong plasma do nguyên tố dễ ion hóa như kim loại kiềm. Sự tăng hay giảm hiệu ứng của các nguyên tố dễ ion hóa lên phát xạ của chất phân tích tùy thuộc vào điều kiện vận hành của plasma (ví dụ năng lượng, tốc độ dòng khí đưa vào, chiều cao quan sát) và khác nhau đối với từng nguyên tố. Cải thiện điều kiện plasma có thể giảm chất gây nhiễu kích thích. Kỹ thuật khác có thể được áp dụng như pha loãng dung dịch, làm phù hợp nền mẫu hoặc kỹ thuật thêm chuẩn.
Tất cả thuốc thử phải cấp độ phân tích được công nhận.
6.1. Nước
Sử dụng nước đã loại khoáng hoặc nước cất từ các thiết bị thủy tinh, phù hợp với loại 2 quy định trong TCVN 4851 (ISO 3696). Nước được sử dụng để xác định mẫu trắng, và để chuẩn bị thuốc thử và dung dịch tiêu chuẩn phải có nồng độ các nguyên tố có thể bỏ qua so với nồng độ thấp nhất có thể xác định được (giới hạn phát hiện) của dung dịch mẫu.
Ví dụ thuốc thử được dùng cho dịch chiết cường thủy theo TCVN 6649 (ISO 11466) được đưa ra dưới đây. Thuốc thử dựa trên tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác phải được chuẩn bị như sau.
6.2. Axit nitric, w(HNO3) = 65 %; ~1,40g/ml
Sử dụng cùng một mẻ axit nitric trong toàn bộ qui trình.
6.3. Axit nitric (1+1)
Thêm 500 ml axit nitric (6.2) vào 400 ml nước, lắc đều và pha thành một lít.
6.4. Axit clohydric, w(HCI) = 37 %; ~ 1,18 g/ml.
Sử dụng cùng mẻ axit clohydric trong toàn bộ qui trình.
6.5. Axit clohydric (1+1)
Thêm 500 ml axit clohydric (6.4) vào 400 ml nước (6.1), lắc đều và pha loãng thành một lít.
Các thuốc thử khác được dùng để pha loãng hoặc chiết mẫu đất được mô tả trong các tiêu chuẩn tương ứng.
6.6. Chuẩn bị dung dịch gốc và dung dịch tiêu chuẩn cho từng nguyên tố
Có hai nguồn dung dịch gốc:
- Dung dịch gốc là các sản phẩm thương mại;
- Dung dịch gốc được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm từ các nguyên tố tinh khiết hoặc từ muối có nồng độ chuẩn xác định. Nồng độ của dung dịch từng nguyên tố là 1000 mg/l.
CHÚ THÍCH: Các dung dịch gốc thương mại có những ưu điểm là không cần phải xử lý trực tiếp các kim loại độc, đặc biệt là thali. Tuy nhiên, hết sức chú ý là các dung dịch này phải có thành phần được chứng nhận, được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy và phải được kiểm tra thường xuyên.
6.7. Dung dịch chuẩn trung gian
Dung dịch chuẩn trung gian có thể được chuẩn bị cho từng chất phân tích riêng, hoặc cho dung dịch chuẩn đa nguyên tố bằng cách pha loãng dung dịch gốc. Các dung dịch này cần phải bền bằng cách thêm 10 ml axit nitric (6.3) vào 100 ml dung dịch. Dung dịch trung gian bị hạn chế về tính bền và phải được loại bỏ sau 3 tháng, tùy thuộc vào nồng độ dung dịch.
6.8. Dung dịch chuẩn đa nguyên tố
Nếu một vài nguyên tố được xác định trên từng mẫu, chuẩn bị dung dịch chuẩn đa nguyên tố sẽ thuận tiện hơn.
Dung dịch chuẩn hỗn hợp nhiều nguyên tố khuyến nghị như sau:
- Dung dịch chuẩn hỗn hợp 1:
AI, B, Be, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Pb, Li, Mn, Mo, Ni, V, Bi, Sr, Zn, Zr và 10 ml axit nitric (6.3) trong 100 ml.
- Dung dịch chuẩn hỗn hợp 2:
As, Se, Sb, Sn và Ti với 5 ml axit nitric (6.3) và 40 ml axit clohydric (6.5) trong 100 ml.
- Dung dịch chuẩn hỗn hợp 3:
Ca, Mg, Na, K, Ba, Ti và 10 ml axit nitric (6.3) trong 100 ml.
Cần sử dụng nền phù hợp nếu nồng độ của các nguyên tố cùng chiết cao như AI, Ca, Fe, Mg, Na, hoặc K được quan sát thấy. Độ bền của dung dịch chuẩn này có thể kiểm tra bằng cách so sánh với dung dịch mới chuẩn bị thường xuyên.
Chú ý khi chuẩn bị dung dịch chuẩn hỗn hợp để đảm bảo rằng các nguyên tố tương thích với nhau và bền như nhau. Cũng có thể kết hợp các nguyên tố khác và tùy thuộc vào nhiệm vụ phân tích. Để tránh ô nhiễm chéo, chỉ sử dụng các hóa chất tinh khiết. Dung dịch pha loãng cần được bảo quản trong chai PFA, FEP-fluorocacbon, HDPE hoặc PP sạch. Đối với nồng độ dưới 1 mg/l, độ bền bị hạn chế và phải kiểm tra.
6.9. Dung dịch tham chiếu nguyên tố
Sc, Y hoặc Lu thường được sử dụng làm chuẩn tham chiếu (chuẩn nội). Nồng độ 5 mg/l trong dung dịch axit nitric (6.3) được sử dụng, Nồng độ này phải được thêm vào dung dịch hiệu chuẩn trắng, dung dịch kiểm soát chất lượng và dung dịch thử.
Máy phổ phát xạ nguyên tử ICP gồm hệ thống đưa mẫu, plasma (làm nguồn kích thích), một hệ thống quang, một detector và một máy tính. Hệ thống bơm mẫu thường gồm bơm ống quay để chuyển mẫu vào bộ tạo sương, bộ tạo sương và buồng phun. Phần lớn bộ tạo sương thông thường là bộ tạo sương đồng tâm [ví dụ Meinhardt2)], bộ tạo sương dòng ngang, bộ tạo sương rãnh V (Babington3)] có khả năng tự hút cho cả hai, nhưng thường được sử dụng bơm để hỗ trợ cho việc chuyển mẫu. Chúng được làm từ thủy tinh, thạch anh hoặc nhựa.
Cũng có nhiều kiểu buồng phun được áp dụng trong hệ thống có bán sẵn. Phần lớn các loại thông thường, bên cạnh kiểu tác động hạt và kiểu xoáy, là loại Scott4) khi hai ống đồng tâm phân tách các hạt lớn ra khỏi sol khí mịn được đưa vào đuốc plasma.
Đuốc gồm ba ống đồng tâm [Loại Fassel5)]. Vật liệu thường được sử dụng là thạch anh. Ống chuyển mẫu hoặc ống bơm mẫu có thể làm bằng vật liệu chịu axit HF, ví dụ oxit nhôm hoặc platin. Tốc độ dòng khí plasma và tốc độ dòng khí bổ trợ tùy thuộc vào kiểu cấu trúc và nằm trong khoảng 10 l/min đến 20 l/min và 0 l/min đến 3 l/min, tương ứng.
Đoạn cuối của đuốc lõi được làm mát bằng nước được đặt 5 cánh, qua cánh này dòng điện đi tới bộ kích thích plasma. Tần số được sử dụng do nhà sản xuất thay đổi từ 27 MHz đến 56 MHz với điện năng từ 600 W đến 2000 W.
Phát xạ từ plasma có thể được quan sát hoặc từ một phía (hình chiếu tỏa tròn) hoặc từ tâm của đuốc (hình chiếu quanh trục). Đối với nhiều nguyên tố, thiết bị cho hình chiếu quanh trục cung cấp giới hạn phát hiện thấp hơn (đến hệ số 10, nhưng một số nhiễu có thể thấp hơn).
Vạch phổ được đo và được đăng ký theo cách tiếp sau hoặc đồng thời. Sử dụng thiết bị đa sắc kiểu cổ điển cũng như thiết bị điều khiển bằng máy tính.
CHÚ THÍCH 1: Việc đăng ký bằng máy tính những cường độ ánh sáng do một vài vạch nguyên tố được chuyển đổi thành nồng độ sử dụng phần mềm phù hợp do nhà sản xuất thiết bị cung cấp.
CHÚ THÍCH 2: Chi tiết về kết cấu thiết bị khác nhau có thể xem trong Tài liệu tham khảo [9], [10], [11].
8.1. Làm sạch dụng cụ thủy tinh
Tất cả dụng cụ thủy tinh được sử dụng trong xác định nồng độ nguyên tố vết phải được làm sạch cẩn thận trước khi dùng, ví dụ bằng cách nhúng trong dung dịch axit nitric 5 % (v/v) trong tối thiểu 6 h, sau đó tráng lại bằng nước (6.1) trước khi sử dụng. Axit nitric phải được thay mới hàng tuần.
8.2. Thông số tính năng thiết bị
Do sự khác nhau giữa các loại thiết bị, không có hướng dẫn chi tiết để vận hành thiết bị cụ thể. Hướng dẫn do nhà sản xuất cung cấp về thời gian chờ, độ ổn định của thết bị, tốc độ dòng khí, điều kiện plasma, điều kiện tạo sương, tốc độ nạp mẫu,... phải được tuân thủ.
Thông số tính năng dưới đây phải được đánh giá với nồng độ nền mẫu điển hình:
- Lựa chọn bước sóng phân tích phù hợp;
- Dải đo và độ tuyến tính;
- Độ ổn định dài hạn và ngắn hạn, độ lệch chuẩn tương đối của phép đo (RSD);
- Giới hạn phát hiện của phương pháp đối với mỗi chất phân tích và từng loại mẫu (MDL);
- Kiểm định hiệu chính giữa các nguyên tố;
- Kiểm định thường nhật đối với hiệu chính nhiễu phổ;
- Thời gian xả mẫu và xả dung dịch tiêu chuẩn;
- Nồng độ tương đương nền (BEC).
- Tính năng của thiết bị đo phải được kiểm tra với dung dịch kiểm soát chất lượng phù hợp trước khi đo mẫu thử (điều chỉnh)
8.3. Tối ưu hóa thiết bị
Hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện vận hành phải được tuân thủ để đánh giá tỉ số tín hiệu theo nền của nguyên tố nhạy ít nhất, như As, Se. Pb và TI. Tất cả tốc độ khi phải ổn định và được kiểm soát, ví dụ với bộ điều chỉnh lưu lượng dòng.
8.4. Điều chỉnh máy đo phổ
8.4.1. Khái quát
Lắp đặt thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đốt cháy plasma. Kiểm định cấu hình thiết bị và tiêu chí tính năng thỏa mãn với yêu cầu về an toàn và phân tích (ví dụ điều kiện môi trường phòng thí nghiệm, điện năng, yêu cầu hút khí). Plasma phải được ổn định nhiệt trước khi bắt đầu đo (thường thời gian ổn định ít nhất là 30 min trước khi hiệu chuẩn).
8.4.2. Xây dựng phương pháp sử dụng phần mềm và chọn bước sóng
Xây dựng phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Chọn vạch phổ dựa trên thông tin (giới hạn phát hiện, nhiễu phổ) được nêu trong tài liệu (ví dụ tuyển tập về vạch phát ra), thư viện phổ của máy đo phổ và trong tiêu chuẩn (Bảng 1 và Bảng B.1 đến B.3).
CHÚ THÍCH: Thông tin được đưa ra làm hướng dẫn để xác định nhiễu tiềm ẩn. Các thiết bị khác với độ phân giải phổ có thể cho nhiễu khác nhau.
Khi làm việc với những nền mẫu chưa biết, kiểm tra bước sóng của từng nguyên tố được đo về khả năng nhiễu bằng nghiên cứu khu vực của vạch phổ. Nếu xảy ra nhiễu phổ (chồng vạch phổ từng phần, chồng vạch ngẫu nhiên), phép đo phải được tiến hành tại bước sóng khác. Nếu không thực hiện được, cần tiến hành hiệu chính nhiễu bằng quy trình hiệu chính toán học (ví dụ kỹ thuật hiệu chính liên nguyên tố, làm phù hợp phổ đa thành phần).
Hiệu chính nền được yêu cầu khi xác định nguyên tố vết với ICP-AES. Nền phải được đo liền kề với vạch của chất phân tích trong mẫu trong phân tích. Vị trí đã chọn đối với phép đo cường độ nền, trên một hoặc cả hai phía của vạch chất phân tích, được xác định do tính phức tạp của phổ liền kề với vạch của chất phân tích. Vị trí phải không nhiễu phổ và phản ánh giống với những thay đổi trong cường độ nền giống với những sự thay đổi xảy ra tại bước sóng chất phân tích được đo.
8.4.3. Hiệu chính bước sóng, tối ưu hóa điều kiện phép thử
Con mắt quang của thiết bị thường đòi hỏi hiệu chuẩn bước sóng (ví dụ sao chép lại bằng sử dụng vạch tham chiếu hoặc bằng cách tính giá trị/lượng bù đắp của vạch phổ thiết lập) sau khi bật ICP-AES. Qui trình này vốn có sẵn trong thiết bị khi sử dụng, và do vậy phải tuân thủ theo thực hành khuyến nghị của nhà sản xuất.
Mục đích của tối ưu hóa điều kiện đo là tìm được độ nhạy tốt nhất và độ đúng tốt nhất để thiết lập vạch sử dụng. Hiệu suất phát xạ có liên quan, trong các thông số khác, đến nhiệt độ plasma là một hàm số của năng lượng RF, tốc độ khí argon và chiều cao quan sát (đối với plasma bức xạ). Loại thiết bị tạo sương và tốc độ mẫu lấy cũng có ảnh hưởng lên tín hiệu và nền. Tối ưu hóa đối với phân tích đa nguyên tố liên quan đến sự thay đổi trong các thông số mà có ảnh hưởng đến cường độ của tín hiệu và nền (ví dụ năng lượng RF), dẫn đến điều kiện lỗi hỏng. Đối với quy trình đặc biệt (ví dụ điều chỉnh vị trí quan sát plasma), tham khảo sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
8.4.4. Độ ổn định dài hạn
Đánh giá độ ổn định dài hạn (một ngày, vài giờ) là phép đo độ trôi của thiết bị. Quy trình thông thường là để bù đắp độ trôi bằng kỹ thuật nguyên tố tham chiếu (sử dụng chuẩn nội). Độ trôi có thể được phát hiện bằng phân tích dung dịch hiệu chuẩn hoặc mẫu kiểm soát chất lượng tại khoảng thời gian đều đặn giữa các mẫu. Với các giá trị đo được này, độ trôi thiết bị có thể được bổ chính bằng quy trình toán học. Từng cách phản hồi đối với từng thiết bị phải được kiểm tra.
8.4.5. Kiểm tra thiết bị sơ bộ
Độ tái lập và độ nhạy của hệ thống phải được kiểm tra hàng ngày. Độ đúng của phép đo lặp phải dưới RSD 1 %.
CHÚ THÍCH: Việc kiểm tra này có thể thực hiện bằng cách đo dung dịch mangan 1 mg/l với tối thiểu là lặp lại năm lần, thời gian tích hợp đã chọn.
Điều kiện tạo sương, tốc độ dòng của bơm nhu động, tốc độ dòng khí, chiều cao quan sát, điều kiện đuốc, v.v... phải được kiểm soát trước khi đo mẫu.
8.5. Phương pháp hiệu chuẩn
Có ba kỹ thuật hiệu chuẩn gồm:
a) Phương pháp hiệu chuẩn tiêu chuẩn có hoặc không làm phù hợp nền mẫu trong dung dịch hiệu chuẩn;
b) Phương pháp xếp;
c) Phương pháp thêm chuẩn.
Quan trọng nhất là phương pháp hiệu chuẩn chuẩn khi cường độ phát xạ ánh sáng của vạch chất phân tích được đo trong dung dịch hiệu chuẩn và dung dịch mẫu thử. Dựa vào đường cong hiệu chuẩn tuyến tính, nồng độ được tính trong dung dịch mẫu chưa biết. Độ tuyến tính của dải nồng độ phải được kiểm tra để thiết lập dải nồng độ chuẩn. Nguyên tố kiềm vạch những vạch riêng từ đường cong hiệu chuẩn không tuyến tính, do hiệu ứng ion hóa và tự hấp thụ, và có thể được tính bằng đường cong thứ hai vừa khít với đường hồi quy phù hợp.
Dung dịch tiêu chuẩn hiệu chuẩn phải được chuẩn bị mới khi phân tích từng lô mẫu thử. Tất cả dung dịch axit, muối, đệm, chất tẩy và cơ cấu chất có trong dung dịch mẫu thử cũng phải có trong dung dịch hiệu chuẩn với cùng nồng độ. Nên sử dụng các nguyên tố chuẩn, và được bổ sung vào dung dịch hiệu chuẩn. Nguyên tố chuẩn phải không có trong mẫu. Do vậy, nồng độ rất thấp hoặc nồng độ có thể bỏ qua phải có nguyên gốc trong dung dịch chiết hoặc dung dịch phá mẫu.
Tối thiểu bốn dung dịch hiệu chuẩn với nồng độ chất phân tích cách đều nhau phải phủ được dải hiệu chuẩn. Nếu chỉ áp dụng quy trình hiệu chuẩn hai điểm, sử dụng dung dịch hiệu chuẩn trắng và dung dịch chuẩn hiệu chuẩn cao, độ tuyến tính cần phải được kiểm tra. Độ chính xác của nồng độ dung dịch hiệu chuẩn cũng cần được đảm bảo.
Trong dịch chiết đất, đặc biệt trong dịch chiết đất cường thủy, các nguyên tố thường có mặt như AI, Na, K, Ca, Mg, Ti và Fe có thể cùng được chiết, dẫn đến nồng độ nguyên tố có thể lên đến vài trăm mg/l. Hiệu suất của phương pháp đã chọn để bù đắp chất nhiễu phổ, bù trừ nền, chất nhiễu do vận chuyển phải được kiểm tra bằng cách phân tích mẫu kiểm soát và mẫu kiểm soát nhiễu. Mặt khác nguyên tố nền trong mẫu có thể được làm phù hợp với dung dịch hiệu chuẩn cho từng lô của các loại mẫu. Nếu không thực hiện được, cần sử dụng phương pháp thêm chuẩn.
8.6. Chuẩn bị dung dịch
8.6.1. Khái quát
Có hai loại dung dịch trắng được yêu cầu cho phân tích: dung dịch trắng hiệu chuẩn (8.6.2) và dung dịch thử trắng (8.6.3) được chuẩn bị trong quá trình thử mẫu.
8.6.2. Dung dịch hiệu chuẩn trắng
Dung dịch này được chuẩn bị bằng cách thêm cùng lượng axit, nồng độ dung dịch đệm hoặc nồng độ muối như trong dung dịch hiệu chuẩn và dung dịch mẫu thử. Lượng vừa đủ được chuẩn bị để xả hệ thống trong giai đoạn giữa dung dịch tiêu chuẩn và mẫu và được dùng làm mẫu kiểm soát chất lượng. Nếu nguyên tố chuẩn được áp dụng, thêm cùng nồng độ như đã dùng trong dung dịch tiêu chuẩn và mẫu thử (5 mg/l).
8.6.3. Dung dịch thử trắng
Dung dịch này được chuẩn bị trong quá trình chiết hoặc hòa tan mẫu. Tiến hành thử trắng tại cùng thời điểm như quy trình chiết hoặc hòa tan mẫu đất và phải tuân theo quy trình xử lý mẫu, sử dụng cùng một lượng tất cả thuốc thử để xác định, nhưng bỏ qua phần mẫu thử. Nếu nguyên tố chuẩn được dùng, thêm cùng nồng độ như trong dung dịch chuẩn và mẫu.
Tiến hành thử trắng tại cùng thời gian với quá trình chiết hoặc phá mẫu đất, theo cùng qui trình.
8.6.4. Dung dịch hiệu chuẩn
Chuần bị dung dịch hiệu chuẩn hỗn hợp có nồng độ phủ toàn bộ dải nồng độ được đo bằng cách kết hợp thể tích phù hợp các dung dịch gốc trong bình định mức. Chú ý khi chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn hỗn hợp cần đảm bảo các nguyên tố tương thích và bền như nhau. Thêm thể tích thích hợp dung dịch axit và/hoặc dung dịch được dùng để chiết mẫu đất sao cho thành phần nền mẫu của dung dịch hiệu chuẩn tương ứng với thành phần nền mẫu của dung dịch mẫu. Thêm nước hoặc axit đến vạch mức để điều chỉnh độ axit bằng với độ axit trong dung dịch mẫu.
Nên làm phù hợp nền mẫu của dung dịch hiệu chuẩn trắng và dung dịch hiệu chuẩn liên quan đến thành phần chính như AI, Ca, Fe, K, Mg và Na, nếu nồng độ các nguyên tố này có trong dung dịch mẫu ở mức cao.
Sc, Y hoặc Lu thường được sử dụng làm chuẩn nội. Nếu kỹ thuật nguyên tố chuẩn được áp dụng, chuẩn nội được thêm vào tất cả các dung dịch hiệu chuẩn, dung dịch kiểm soát chất lượng và dung dịch mẫu, sao cho tất cả dung dịch chứa nguyên tố chuẩn có cùng nồng độ.
8.6.5. Dung dịch mẫu thử
Tiến hành chuẩn bị mẫu theo ISO 11566, ISO 14870, ISO 14869-1 hoặc ISO 14869-2 hoặc các tiêu chuẩn khác, nếu phù hợp để có được dung dịch mẫu thử.
8.7. Quy trình đo
Sau khi ổn định thiết bị và kiểm định điều kiện ổn định (8.4), tiến hành do dung dịch hiệu chuẩn trắng và các dung dịch hiệu chuẩn, dung dịch kiểm định hiệu chuẩn, dung dịch thử trắng và dung dịch mẫu, dung dịch kiểm soát chất lượng. Thời gian xả giữa các dung dịch phải đủ dài để không làm nhiễm bẩn dung dịch tiếp sau.
Nhiệt độ của tất cả dung dịch hiệu chuẩn, kiểm soát chất lượng và dung dịch thử phải nằm trong khoảng sai khác 2 °C của từng dung dịch khác tại thời điểm đo ICP-AES.
Sau thời gian trễ đủ dài (tùy thuộc vào độ ổn định tốc độ dòng mẫu), đọc và ghi cường độ phát xạ của dung dịch ít nhất hai lần và nếu giá trị nằm trong dải đo chấp nhận được, tính trung bình các giá trị.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa của dải chấp nhận được là nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, người sử dụng xem xét Điều 4 liên quan đến quy trình kiểm soát chất lượng. Bất kể cơ sở kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm là như thế nào, cần phải phù hợp với thực hành tốt, như những thực hành dựa trên vật liệu chuẩn được chứng nhận, vật liệu chuẩn trong phòng, kiểm định độ chính xác hiệu chuẩn, tốc độ thu hồi của mẫu đã thêm chuẩn, kiểm tra độ tuyến tính, biểu đồ kiểm soát và các biện pháp khác.
Nếu một loại mẫu chưa biết được xử lý, xác định nồng độ nguyên tố bằng phương pháp thêm chuẩn. Nếu kết quả phân tích theo phương pháp thêm chuẩn và phương pháp hiệu chuẩn là bằng nhau, phương pháp đường cong hiệu chuẩn có thể được áp dụng.
Bằng cách tham chiếu đến đồ thị hiệu chuẩn thu được, phần mềm tính nồng độ của từng nguyên tố tương ứng với cường độ của dung dịch mẫu thử (xem 8.6.5) và dung dịch thử trắng (8.6.3). Tính phần khối lượng (w) của nguyên tố (E) của mẫu đối với từng nguyên tố sử dụng Công thức (1):
(1)
Trong đó
WE là phần khối lượng của nguyên tố E trong mẫu, tính bằng miligam trên kilogam chất khô;
r1 là nồng độ nguyên tố, tương ứng với dung dịch mẫu thử, tính bằng miligam trên lít;
r2 là nồng độ nguyên tố tương ứng với dung dịch thử trắng, tính bằng miligam trên lít;
f là hệ số pha loãng của mẫu thử, nếu áp dụng;
V là thể tính của phần mẫu thử được lấy để phân tích, tính bằng mililit, ví dụ 100 ml dịch chiết cường thủy theo TCVN 6649 (ISO 11466);
m là khối lượng mẫu, tính bằng gam;
C là hệ số nồng độ đối với mẫu đất khô, C = 100/wdm;
wdm là lượng chất khô trong đất, tính bằng phần trăm khối lượng (%) theo ISO 11465.
Phép thử liên phòng thí nghiệm tiến hành ở Hà Lan trong năm 2005 thu được số liệu nêu trong Bảng A.1. Bảng A.2 và A.3 nêu dữ liệu từ phép thử hiệu suất tiến hành ở Đức năm 2004 và 2005. Độ lặp lại và độ tái lập được tính theo nguyên tắc trong TCVN 6910-2 (ISO 5725-2).
Độ không đảm bảo đo được báo cáo cho kết quả phải phản ánh kết quả từ phép đo kiểm soát chất lượng và kết hợp với độ lệch giữa từng số đọc đối với mẫu. Nói chung, giá trị phải không thể hiện độ đúng lớn hơn ba chữ số có nghĩa. Làm tròn giá trị sẽ phụ thuộc vào thống kê của quy trình kiểm soát chất lượng đã nêu trước, và các yêu cầu của phân tích.
VÍ DỤ wCd = 8,54 mg/kg
wCd = 12,6 mg/kg
Báo cáo thử phải gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Nhận dạng đầy đủ mẫu thử;
c) Viện dẫn phương pháp sử dụng;
d) Kết quả của phép xác định;
e) Mọi chi tiết không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Bảng A.1 - Kết quả độ lặp lại và độ đúng đối với xác định các nguyên tố vết trong dịch chiết đất cường thủy đo bằng ICP-AES
Mẫu | Nguyên tố | Nlab | Nres | wE | Vr | VR | Sr | SR |
PD 152b | As | 8 | 474 | 43,4 | 6,2 | 9,5 | 2,7 | 4,1 |
PD 152b | Ba | 7 | 406 | 800,0 | 6,0 | 9,1 | 48 | 73 |
PD 152b | Cd | 8 | 475 | 8,0 | 5,8 | 8,0 | 0,5 | 0,6 |
PD 152b | Co | 6 | 357 | 18,4 | 7,4 | 9,8 | 1,4 | 1,8 |
PD 152b | Cr | 8 | 474 | 180 | 7,0 | 8,9 | 13 | 16 |
PD 152b | Cu | 8 | 475 | 154 | 5,5 | 7,1 | 8 | 11 |
PD 152b | Ni | 8 | 476 | 52 | 6,4 | 8,9 | 3,3 | 5 |
PD 152b | Pb | 8 | 454 | 268 | 5,2 | 8,7 | 14 | 23 |
PD 152b | Zn | 8 | 475 | 969 | 5,4 | 7,2 | 52 | 69 |
Nlab là số phòng thí nghiệm sau khi loại trừ các phòng thí nghiệm bên ngoài; Nres là số kết quả; wE là hàm lượng của nguyên tố E trong mẫu, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg) chất khô; Vr là độ lệch chuẩn lặp lại tương đối, tính bằng phần trăm (%); VR là độ lệch chuẩn tái lập tương đối, tính bằng phần trăm (%); Sr là giới hạn lặp lại, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg); SR là giới hạn tái lập, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg). |
Bảng A.2 - Độ lặp lại và độ đúng của BAM 10 PT-scheme 2004 đối với xác định các nguyên tố vết trong dịch chiết đất cường thủy đo bằng ICP-AES, được tính theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)
Mẫu | Nguyên tố | Nlab | Nres | wE | Vr | VR | Sr | SR |
10-N1 | As | 32 | 64 | 32,9 | 2,2 | 12,2 | 0,71 | 4,01 |
10-N2 | As | 24 | 48 | 28,6 | 2,3 | 7,1 | 0,66 | 2,02 |
10-N3 | As | 56 | 112 | 15,9 | 2,6 | 7,2 | 0,41 | 1,15 |
10-N1 | Cd | 34 | 68 | 25,7 | 1,6 | 6,2 | 0,4 | 1,58 |
10-N2 | Cd | 31 | 62 | 21,2 | 2,6 | 6,4 | 0,54 | 1,35 |
10-N3 | Cd | 53 | 106 | 0,45 | 5,8 | 21,2 | 0,026 | 0,095 |
10-N1 | Cr | 48 | 96 | 395 | 1,6 | 8,3 | 6,4 | 32,74 |
10-N2 | Cr | 40 | 80 | 311 | 2,0 | 6,1 | 6,07 | 19,01 |
10-N3 | Cr | 87 | 174 | 124 | 2,5 | 9,0 | 3,09 | 11,11 |
10-N1 | Cu | 45 | 90 | 599 | 1,3 | 4,2 | 7,7 | 24,91 |
10-N2 | Cu | 40 | 80 | 784 | 1,4 | 5,0 | 10,94 | 39,16 |
10-N3 | Cu | 90 | 184 | 79 | 3,3 | 12,0 | 2,61 | 9,41 |
10-N1 | Ni | 46 | 92 | 206 | 2,0 | 5,9 | 4,02 | 12,2 |
10-N2 | Ni | 39 | 78 | 169 | 2,0 | 6,0 | 3,47 | 10,18 |
10-N3 | Ni | 84 | 168 | 32 | 3,7 | 23,5 | 1,17 | 7,52 |
10-N1 | Pb | 41 | 82 | 261 | 1,6 | 5,8 | 4,04 | 15,2 |
10-N2 | Pb | 39 | 78 | 235 | 2,5 | 6,4 | 5,79 | 15,06 |
10-N3 | Pb | 87 | 174 | 201 | 3,3 | 7,1 | 6,61 | 14,2 |
10-N1 | Zn | 45 | 90 | 248 | 1,5 | 6,9 | 35,89 | 170,4 |
10-N2 | Zn | 39 | 78 | 2113 | 2,0 | 6,0 | 41,4 | 127,52 |
10-N3 | Zn | 89 | 178 | 203 | 2,5 | 6,4 | 5,13 | 12,93 |
Nlab là số phòng thí nghiệm sau khi loại trừ các phòng thí nghiệm bên ngoài; Nres là số kết quả; wE là hàm lượng của nguyên tố E trong mẫu, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg) chất khô; Vr là độ lệch chuẩn lặp lại tương đối, tính bằng phần trăm (%); VR là độ lệch chuẩn tái lập tương đối, tính bằng phần trăm (%); Sr là giới hạn lặp lại, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg); SR là giới hạn tái lập, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg). |
Bảng A.3 - Độ lặp lại và độ đúng của BAM 11 PT-scheme 2005 đối với xác định các nguyên tố vết trong dịch chiết đất cường thủy đo bằng ICP-AES, được tính theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2)
Mẫu | Nguyên tố | Nlab | Nres | wE | Vr | VR | Sr | SR |
11-N1 | As | 62 | 124 | 5,9 | 4,3 | 27,7 | 0,25 | 1,62 |
11-N2 | As | 27 | 54 | 3,9 | 4,0 | 14,8 | 0,156 | 0,574 |
11-N3 | As | 38 | 74 | 2,7 | 5,7 | 25,3 | 0,156 | 0,689 |
11-N1 | Cd | 90 | 180 | 12,1 | 2,0 | 6,7 | 0,24 | 0,81 |
11-N2 | Cd | 47 | 94 | 8,0 | 2,1 | 6,6 | 0,166 | 0,522 |
11-N3 | Cd | 43 | 86 | 6,3 | 2,1 | 9,9 | 0,135 | 0,624 |
11-N1 | Cr | 96 | 192 | 899 | 1,5 | 6,4 | 13,09 | 57,53 |
11-N2 | Cr | 51 | 102 | 461 | 2,1 | 6,0 | 9,88 | 27,86 |
11-N3 | Cr | 46 | 92 | 253 | 2,9 | 8,2 | 7,38 | 20,77 |
11-N1 | Cu | 96 | 192 | 271 | 1,7 | 5,4 | 4,67 | 14,72 |
11-N2 | Cu | 49 | 98 | 144 | 1,8 | 5,9 | 2,59 | 8,56 |
11-N3 | Cu | 46 | 92 | 87 | 2,8 | 7,3 | 2,43 | 6,29 |
11-N1 | Mn | 100 | 200 | 83 | 2,4 | 9,3 | 1,97 | 7,73 |
11-N2 | Mn | 53 | 106 | 54 | 2,7 | 10,6 | 1,43 | 5,72 |
11-N3 | Mn | 45 | 90 | 43 | 2,9 | 18,0 | 1,21 | 7,64 |
11-N1 | Ni | 93 | 196 | 43,0 | 1,8 | 7,1 | 0,77 | 3,07 |
11-N2 | Ni | 51 | 102 | 25,3 | 2,7 | 8,3 | 0,67 | 2,09 |
11-N3 | Ni | 44 | 88 | 17,4 | 2,4 | 8,8 | 0,416 | 1,52 |
11-N1 | Pb | 94 | 188 | 227 | 1,8 | 7,7 | 4,03 | 17,56 |
11-N2 | Pb | 48 | 96 | 149 | 2,3 | 7,9 | 3,36 | 11,79 |
11-N3 | Pb | 46 | 92 | 104 | 3,0 | 9,0 | 3,18 | 9,42 |
11-N1 | Zn | 97 | 194 | 690 | 1,8 | 6,5 | 12,06 | 44,91 |
11-N2 | Zn | 50 | 100 | 419 | 2,0 | 6,5 | 8,27 | 27,15 |
11-N3 | Zn | 46 | 92 | 273 | 2,4 | 9,5 | 6,64 | 25,81 |
Nlab là số phòng thí nghiệm sau khi loại trừ các phòng thí nghiệm bên ngoài; Nres là số kết quả; wE là hàm lượng của nguyên tố E trong mẫu, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg) chất khô; Vr là độ lệch chuẩn lặp lại tương đối, tính bằng phần trăm (%); VR là độ lệch chuẩn tái lập tương đối, tính bằng phần trăm (%); Sr là giới hạn lặp lại, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg); SR là giới hạn tái lập, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg). |
Số liệu về chất gây nhiễu được đưa ra trong Bảng B.1 đến B.3.
Để thu được số liệu trong Bảng B.1 đến B.2, sử dụng thiết bị Perkin-Elmer Optima 3000 với độ phân giải phổ 0,006 nm tại 200 nm để nghiên cứu. Hiện tượng chồng vạch ngẫu nhiên tùy thuộc vào độ phân giải phổ của thiết bị, chỉ có thể phát hiện được khi nồng độ nguyên tố gây nhiễu và chất phân tích đạt tới mức tới hạn.
Số liệu nêu trong Bảng B.3 như đại lượng đương tương nồng độ chất phân tích thu được trên thiết bị Varian Vista-PRO trong điều kiện chuẩn với plasma trục. Mỗi phòng thí nghiệm phải xác định các hình ảnh, khi cần, cho các áp dụng cụ thể của phương pháp, vì chất gây nhiễu bị ảnh hưởng bởi việc chọn hiệu chính nền và thường phụ thuộc nhiều vào điều kiện vận hành và vị trí plasma.
Bảng B.1 - Nhiễu phổ
Nguyên tố | l nm | Chồng phổ | Dịch chuyển nền | Độ phân giải thấp: nhiễu tiềm ẩn | |||
Nguyên tố gây nhiễu | Mô tả nhiễu | Nguyên tố gây nhiễu | Mô tả nhiễu | Nguyên tố gây nhiễu | Mô tả nhiễu | ||
As | 193,696 |
|
| Al | Tạo độ dốc dịch chuyển BGa | Fe | Vạch tại 193,663 nm |
V | BG mạnh do vạch tại 193,68 nm | ||||||
Ca, Mg, Ti | BG mạnh | ||||||
Cr, Fe, Mn, Mo | BG | ||||||
As | 197,197 |
|
| Al, Ca, Mg | BG mạnh |
|
|
Cr, Cu, Fe, Mo, Ti, V | BG | ||||||
Cd | 214,438 | Fe | Chồng vạch với Fe 214,445 nm | Ca, Cr, Cu, Ni | BG thấp | As | Vạch tại 214,410 nm |
Fe | Các vạch tại 214,390 nm và 214,519 nm | ||||||
Mo | Vạch tại 214,407 nm | ||||||
Ti | Các vạch tại 214,361 nm và 214,390 nm | ||||||
V | Vạch tại 214,371 nm | ||||||
Cd | 226,502 | Fe | Trung vạch với Fe 226,505 | Ni | BG do các vạch gần 226,446 nm và 226,535 nm | Fe | Các vạch tại 226,439 nm, 226,459 nm và 226,599 nm |
Ti | Đè vạch một phần với Ti 226,514 nm | Al, As, Ca | BG thấp | Mo | Vạch tại 226,474 nm | ||
Cd | 228,802 | As | Chồng vạch một phần với As 228,812 nm | Ni | BG do các vạch tại 228,765 nm và 228,839 nm | Fe | Vạch tại 228,763 nm |
Ca, Mg, Ti, V | BG | ||||||
Co | 228,616 | Ni | Chồng vạch với Nib | Al, Ca, Cu, Fe, Mg, Mn, Ti, V | BG |
|
|
Ti | Chồng vạch với Ti 228,618 nm | Cr | BG do các vạch gần đó | ||||
Co | 230,786 | Ni | Chồng vạch một phần với Ni 230,779 nm | Al, Ca, Cr, Cu. Mg, Mn, Ti, V | BG | Cr | Vạch tại 230,72 nm |
Fe | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 230,731 nm | Ni | Vạch tại 230,817 nm | ||||
Co | 238,892 | Fe | Chồng vạch một phần với Fe 238,863 nm | Ca, Cr, Cu, Mg, Mn, Ti | BG thấp |
|
|
Ni | Chồng vạch với Ni 238,892 nm | ||||||
V | Chồng vạch với V 238,892 nm | ||||||
Cr | 205,552 | Mo | Chồng vạch một phần với Mo 205,567 nm | Fe | BG do vạch tại 205,529 nm |
|
|
Ni | Chồng vạch một phần với Ni 205,550 nm | AI, Ca, Mg, Mn, Ti, V | BG | ||||
Cr | 206,149 | Zn | Chồng vạch một phần với Zn 206,200 nm | Al, Ca, Fe, Mg, Ti, V | BG thấp |
|
|
Cr | 267,716 | Mn | Chồng vạch một phần với Mn 267,725 nm | Mo | BG và chồng cánh do vạch tại 267,648 nm | Fe | Các vạch tại 267,611 nm, 267,688 nm và 267,805 nm |
V | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 267,780 nm | ||||||
Al, Ca, Fe, Mg, Ni, Ti | BG | ||||||
Cu | 224,700 | Fe | Chồng vạch với Fe 224,691 nm | Al, Ca, Mg, Mn, Ni, V | BG | Fe | Các vạch tai 224,746 nm và 224,769 nm |
Ti | Chồng vạch b | Ni | Vạch tại 224,723 nm gần đỏb | ||||
Cu | 324,754 |
|
| Ca, Fe, Mn, Ti, V | BG | Fe | Chồng cánh với các vạch tại 324,696 nm, 324,717 nm và 324,739 nm; vạch tại 324,821 nm |
Cr | Chồng cánh với vạch tại 324,727 nm (tại 500 mg/l) | ||||||
V | Vạch tại khoảng 324,72 nmb | ||||||
Cu | 327,396 |
|
| Al, Cr, Mg, Mn, Ti, V | BG | Ca | Chồng cánh với vạch tại 327,396 nm (tại 500 mg/l) |
Fe | Vạch tại 327,445 nm gần đó | ||||||
Ti | Chồng cánh với vạch tại 327,405 nm; vạch tại 327,529 nm (tại 500 mg/l) | ||||||
V | Các vạch ở khoảng 327,42 nm và 327,44 nmb | ||||||
Mn | 257,670 |
|
| Co, Fe | BG thấp | Al | Vạch tại 257,510 nm |
Cr | Vạch tại 257,510 nm | ||||||
Fe | Vạch tại 257,574 nm | ||||||
V | Vạch tại 257,729 nm | ||||||
Mn | 260,568 | Co | Chồng vạch với Co 260,568 nm | Fe | BG | Co | Vạch tại 260,612 nm |
Cr | Chồng vạch với Cr 260,561 nm | Fe | Các vạch tại 260,565 nm và 260,542 nm | ||||
Mo | Chồng vạch một phần với Mo 260,593 nm | Ti | Vạch tại 260,515 nm | ||||
Mn | 279,482 | Mg | Chồng vạch với Mg 279,553 nm | Ca | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch ở khoảng 279,55 nm | Mo | Các vạch ở khoảng 279,53 nmb và 279,55 nmb |
Mo | Chồng vạch một phần với Mo 279,457 nm | Co, Cr, Mo, Ti | BG | V | Vạch tại 279,430 nm | ||
V | Chồng vạch với V 279,483 | Fe | BG do các vạch tại 279,470 nm, 279,500 nm và 279,554 nm | ||||
Mn | 294,92 | Cr | Chồng vạch một phần với Cr 294,944 nm | Cr, Mg, Mo, Ti | BG | V | Vạch tại 294,963 nm |
Fe | Chồng vạch với Fe 294,921 nm | ||||||
Mo | Chồng vạch một phần với Mob | ||||||
V | Chồng vạch với V 294,917 nm | ||||||
Mn | 403,075 | Cr | Chồng vạch một phần với Cr 403,068 nm | Al, Ca, V | BG nhỏ | Cr | Vạch tại 403,113 nm gần đó |
Fe | Chồng vạch một phần với Fe 403,049 nm | Mo | Vạch tại 402,994 nm | ||||
Mo | Chồng vạch một phần với vạch Mo (?) | V | Vạch tại 403,122 nm gần đó | ||||
Ti | Chồng vạch một phần với Ti 403,051 nm | ||||||
Ni | 221,647 |
|
| Fe | BG do các vạch tại 221,706 nm và khoảng 221,6 nm b | V | Vạch tại 221,603 nm |
Al, Ca, Cr, Cu, Mg, Mn, Ti, V | BG | ||||||
Ni | 231,604 |
|
| Fe | BG do các vạch tại 231,485 nm và 231,738 nm | V | Vạch tại 231,563 nm |
Al, Ca, Cu, Mg, Mn, Ti, V |
| ||||||
Ni | 232,003 | Cr | Chồng vạch với Cr 232,008 nm | Fe | BG mạnh do các vạch tại 232,031 nm (có thể chồng cánh) và 231,854 nm | Mn | Vạch tại 232,045 nm |
V | Chồng vạch một phần với V 232,016 nm | Al, Ca, Mg, Mn, Ti | BG | ||||
Pb | 216,999 | Fe | Chồng vạch với Fe 216,995 nm | Al, Ca, Co, Cr, Fe, Mg, Mn, Ti, V, Zn | BG mạnh | Fe | Vạch tại 217,019 nm |
Mo | Chồng vạch một phần với Mo 217,02 nm (?) | Cu | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 216,953 nm | Mo | Vạch tại 216,951 nm | ||
Ni | Chồng vạch một phần với Ni 216,961 nm | ||||||
V | Chồng vạch một phần với V 216,985 nm và V 217,007 nm | ||||||
Pb | 220,353 | Co | Chồng vạch một phần với Co 220,343 nm | Al | Độ dốc nền do vạch tại 220,463 nm | Co | Vạch tại 220,296 nm |
Ti | Chồng vạch một phần với Ti 220,361 nm | Ca, Cu, Ni | BG mạnh | Cr | Các vạch tại 220,28 nmb và 220,391 nm | ||
Cr, Fe, Mg, Mn, Mo, V, Zn | BG thấp | ||||||
Pb | 224,688 | Co | Chồng vạch với Co 224,65 nm b | Al, Ca, Cr, Mg, Mn, Ni, Ti, V, Zn | BG mạnh | Ni | Vạch tại 224,723 nm gần đó |
Cu | Chồng vạch với Cu 224,700 nm | ||||||
Fe | Chồng vạch với Fe 224,691 nm | ||||||
Mo | Chồng vạch với Mo 224,695 | ||||||
Ti | Chồng vạch một phần với Ti 224,70 nm (?) | ||||||
Pb | 261,418 | Co | Chồng vạch với Co 261,436 nm | Al, Ni, Ti, Zn | BG thấp | Al | Vạch tại 261,39 nm b |
Fe | Chồng vạch với Fe 261,418 nm | Ca, Cr, Cu, Mg, Mn, Mo | BG mạnh | Cr | Các vạch tại 261,350 nm, 261,457 nm và 261,463 nm gần đó | ||
Mn | Các vạch tại 261,359 nm và 261,404 nm | ||||||
Mo | Các vạch tại 261,372 nm và 261,539 nm | ||||||
Ni | Vạch tại 261,519 nm | ||||||
Ti | Vạch tại 261,37 nmb | ||||||
V | Các vạch tại 261,441 nm, 261,540 nm và khoảng 261,40 nmb | ||||||
Pb | 283,306 | Fe | Chồng vạch với Fe 283,310 nm | Al, Co, Cu, Ni, Zn | BG thấp | Cr | Các vạch tại 283,246 nm, 283,279 nm và 283,339 nm |
Ca, Cr, Mg, Mn, Mo, Ti, V | BG mạnh | Fe | Vạch tại 283,244 nm | ||||
Mo | Các vạch tại 283,266 nm và 283,379 nm | ||||||
Ti | Vạch tại 283,266 nm (BG) | ||||||
TI | 190,801 | Co | Chồng vạch một phần với Co 190,79 nm (?) | Al, Ca | BG mạnh | Mn | Vạch tại l > 190,83 nm (BG) |
Mo | Chồng vạch một phần với Mo 190,806 nm | Cr, Cu, Fe, Mg, Mn, Mo, Ni, Zn | BG | V | Vạch tại 190,768 nm | ||
V | Chồng vạch một phần với V 190,779 nm | Ti | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch ở khoảng 190,76 nm (?) | ||||
TI | 276,787 | Mn | Chồng vạch với Mn 276,79 nmb | Ca, Co, Cu, Ti | BG | Al | Vạch tại khoảng 276,75 nm (?) gần đó |
Ni | Chồng vạch một phần với Ni 276,76 nmb | Cr | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 276,754 nm | Cr | Các vạch tại 276,728 nm gần đó | ||
Fe | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 276,752 nm | Mn | Vạch tại 276,745 nm | ||||
Mg | Dịch chuyển độ dốc nền do các vạch tại khoảng 276,76 nmb, 276,835 nm, 276,846 nm | Ti | Vạch tại 276,820 nm gần đó | ||||
Mo | Nền cấu trúc do các vạch tại khoảng 276,76 nmb và 276,809 nm | ||||||
V | BG do vạch tại 276,813 nm | ||||||
TI | 351,924 | Ti | Chồng vạch với Ti 351,924 nm | Ca | BG mạnh | Cr | Vạch tại 351,945 nm gần đó |
V | Chồng vạch với 351,917 | Co | Dịch chuyển độ dốc nền do vạch tại 351,835 nm | Fe | Vạch tại 351,888 nm | ||
Cr, Fe, Mg, Mn, Mo | BG | Mo | Vạch tại 351,857 nm | ||||
Ni | BG mạnh do các vạch tại 351,863 nm cad 351,977 nm | ||||||
Zn | 202,548 | Cr | Chồng vạch một phần với Cr 202,559 nm | Mg | Độ dốc nền do vạch tại 202,582 nm | Mo | Vạch tại khoảng 202,58 nmb |
Cu | Chồng vạch với Cu 202,548 nm | Al, Ca, Fe, Mn, Mo, Ti, V | BG thấp | ||||
Ni | Chồng vạch một phần với Ni 202,538 nm | ||||||
Zn | 206,191 | Cr | Chồng vạch một phần với Zn 206,149 nm | Al, Ca, Fe, Mg, Ti, V | BG thấp |
|
|
Mo | Chồng vạch với vạch Mo tại 500 mg/l (b) | ||||||
Zn | 213,856 | Cu | Chồng vạch một phần với Cu 213,853 nm | Fe | BG nhỏ do các vạch tại 213,801 nm và 213,970 nm | Ti | Vạch tại 213,837 nm |
Fe | Chồng vạch với Fe 213,859 nm | Ca, Mg, Ti, V | BG thấp | V | Vạch tại 213,813 nm | ||
Ni | Chồng vạch với Ni 213,858 nm |
|
| ||||
a BG là độ dịch chuyển nền song song, trừ khi có quy định khác. b Không có vạch được nêu trong các bảng bước sóng |
Bảng B.2 - Nồng độ chất phân tích được chọn tương đương từ nhiễu tại các mức 100 mg/l và 500 mg/l
Chất phân tích | l nm | Nguyên tố gây nhiễu | Nhiễu quang phổ | tương đương nồng độ chất phân tích | |
100 mg/l nguyên tố gây nhiễu | 500 mg/l nguyên tố gây nhiễu | ||||
Cd | 214,438 | Fe | Chồng vạch | 0,02 mg/l | 0,10 mg/l |
Cd | 226,502 | Fe | Chồng vạch | 0,024 mg/l | 0,12 mg/l |
Cd | 226,502 | Ti | Chồng vạch một phần | 0,03 mg/l | 0,13 mg/l |
Cd | 228,802 | As | Chồng vạch một phần | 3,27 mg/l | 15,18 mg/l |
Co | 228,616 | Ti | Chồng vạch | 0,18 mg/l | 0,86 mg/l |
Co | 230,786 | Ni | Chồng vạch một phần | 0,71 mg/l | 3,57 mg/l |
Co | 238,892 | Fe | Chồng vạch một phần | 0,87 mg/l | 4,44 mg/l |
Co | 238,892 | Ni | Chồng vạch | 0,16 mg/l | 0,76 mg/l |
Co | 238,892 | V | Chồng vạch | 0,06 mg/l | 0,26 mg/l |
Cr | 205,559 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,14 mg/l | 0,72 mg/l |
Cr | 205,559 | Ni | Chồng vạch một phần | 0,21 mg/l | 1,06 mg/l |
Cr | 267,716 | Mn | Chồng vạch một phần | 0,03 mg/l | 0,18 mg/l |
Cu | 224,700 | Fe | Chồng vạch | 0,10 mg/l | 0,53 mg/l |
Cu | 224,700 | Ti | Chồng vạch | 0,03 mg/l | 0,13 mg/l |
Cu | 324,754 | Cr | Chồng vạch một phần | 0,002 mg/l | 0,02 mg/l |
Cu | 327,396 | Ti | Chồng vạch một phần | 0,05 mg/l | 0,25 mg/l |
Mn | 260,568 | Co | Chồng vạch | 0,10 mg/l | 0,45 mg/l |
Mn | 260,568 | Cr | Chồng vạch | 0,02 mg/l | 0,05 mg/l |
Mn | 260,568 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,03 mg/l | 0,12 mg/l |
Mn | 279,482 | Mg | Chồng vạch | 9,36 mg/l | 38,56 mg/l |
Mn | 279,482 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,04 mg/l | 0,14 mg/l |
Mn | 279,482 | V | Chồng vạch | 0,25 mg/l | 1,20 mg/l |
Mn | 294,920 | Cr | Chồng vạch một phần | 0,06 mg/l | 0,26 mg/l |
Mn | 294,920 | Fe | Chồng vạch | 0,06 mg/l | 0,23 mg/l |
Mn | 294,920 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,02 mg/l | 0,07 mg/l |
Mn | 294,920 | V | Chồng vạch | 0,57 mg/l | 2,72 mg/l |
Mn | 403,075 | Cr | Chồng vạch một phần | 0,11 mg/l | 0,53 mg/l |
Mn | 403,075 | Fe | Chồng vạch một phần | 0,011 mg/l | 0,53 mg/l |
Mn | 403,075 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,02 mg/l | 0,06 mg/l |
Mn | 403,075 | Ti | Chồng vạch một phần | 0,73 mg/l | 3,56 mg/l |
Ni | 232,003 | Cr | Chồng vạch | 2,77 mg/l | 13,87 mg/l |
Ni | 323,003 | V | Chồng vạch một phần | 0,12 mg/l | 0,48 mg/l |
Pb | 216,999 | Fe | Chồng vạch | 0,25 mg/l | 1,19 mg/l |
Pb | 216,999 | Mo | Chồng vạch một phần | 1,77 mg/l | 8,81 mg/l |
Pb | 216,999 | Ni | Chồng vạch một phần | 0,21 mg/l | 1,01 mg/l |
Pb | 216,999 | V | Chồng vạch một phần | 0,36 mg/l | 1,62 mg/l |
Pb | 220,353 | Co | Chồng vạch một phần | 0,26 mg/l | 1,01 mg/l |
Pb | 220,353 | Ti | Chồng vạch một phần | 0,17 mg/l | 0,39 mg/l |
Pb | 224,688 | Co | Chồng vạch | 0,31 mg/l | 1,30 mg/l |
Pb | 224,688 | Cu | Chồng vạch | 5903 mg/l | 28980 mg/l |
Pb | 224,688 | Fe | Chồng vạch | 6,28 mg/l | 32,75 mg/l |
Pb | 224,688 | Mo | Chồng vạch | 7,04 mg/l | 35,58 mg/l |
Pb | 224,688 | Ti | Chồng vạch một phần | 1,50 mg/l | 7,39 mg/l |
Pb | 261,418 | Co | Chồng vạch | 23,64 mg/l | 117,84 mg/l |
Pb | 261,418 | Fe | Chồng vạch | 5,06 mg/l | 25,32 mg/l |
Pb | 283,306 | Fe | Chồng vạch | 0,18 mg/l | 1,32 mg/l |
TI | 190,801 | Co | Chồng vạch một phần | 0,76 mg/l | 3,83 mg/l |
TI | 190,801 | Mo | Chồng vạch một phần | 0,81 mg/l | 4,05 mg/l |
TI | 190,801 | V | Chồng vạch một phần | 0,40 mg/l | 1,94 mg/l |
TI | 276,787 | Mn | Chồng vạch | 1,73 mg/l | 8,37 mg/l |
TI | 276,787 | Ni | Chồng vạch một phần | 0,02 mg/l | 0,06 mg/l |
TI | 351,294 | Ti | Chồng vạch | 0,19 mg/l | 1,06 mg/l |
TI | 351,294 | V | Chồng vạch | 0,29 mg/l | 1,50 mg/l |
Zn | 202,548 | Cr | Chồng vạch một phần | 1,00 mg/l | 5,11 mg/l |
Zn | 202,548 | Cu | Chồng vạch | 1,08 mg/l | 5,43 mg/l |
Zn | 202,548 | Ni | Chồng vạch một phần | 0,18 mg/l | 0,90 mg/l |
Zn | 213,856 | Cu | Chồng vạch một phần | 0,43 mg/l | 2,18 mg/l |
Zn | 213,856 | Ni | Chồng vạch | 0,36 mg/l | 1,83 mg/l |
Bảng B.3 - Nhiễu tiềm ẩn và nồng độ chất phân tích tương đương (mg/l) thu được từ nhiễu tại một vài mức mg/l đối với plasma quanh trục (Varian Vista-PRO™)
Chất phân tích | l | LOQa | AI | Ca | Cr | Cu | Fe | Mg | Mn | Ti | V |
Nhôm | 257,509 | 2,0 | n.a | - | - | - | - | - | - | - | - |
Antimon | 206,834 | 0,5 | - | - | 2,5 | - | - | - | - | - | - |
Asen | 188,980 | 0,5 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Bari | 455,403 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Bery | 313,042 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | - | 0,02 |
Cadmi | 214,439 | 0,005 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Canxi | 315,887 | 5 | - | n.a | - | - | - | - | - | - | - |
Crôm | 267,716 | 0,02 | - | - | n.a | - | 0,06 | - | 0,02 | - | - |
Coban | 238,892 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | - | 0,05 |
Đồng | 324,754 | 0,02 | - | - | - | n.a | - | - | - | - | - |
Sắt | 238,204 | 1 | - | - | - | - | n.a | - | - | - | - |
Chì | 220,353 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | 0,03 | - | - |
Magie | 279,553 | 1 | - | - | - | - | - | n.a | - | - | - |
Mangan | 257,610 | 0,2 | - | - | - | - | - | - | n.a | - | - |
Molypden | 202,032 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | - | 0,06 |
Niken | 231,604 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Phospho | 213,618 | 0,5 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Kali | 766,491 | 1 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Natri | 589,592 | 0,5 | - | - | - | - | - | - | - | - | 1,4 |
Selen | 196,026 | 0,5 | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
Stronti | 407,771 | 0,02 | - | 0,03 | - | - | - | - | - | - | - |
Thali | 190,794 | 0,1 | - | - | - | - | - | - | 0,3 | - | 0,3 |
Titan | 336,122 | 0,02 | - | - | - | 0,04 | - | - | - | n,a | - |
Vanadi | 292,401 | 0,02 | - | - | - | - | - | - | - | 0,21 | n.a |
Kẽm | 213,857 | 0,05 | 0,08 | - | - | 0,12 | - | - | - | - | - |
n,a không áp dụng a LOQ = Giới hạn định lượng. Các đường chỉ thị mà không quan sát được nhiễu, thậm chí khi các chất nhiễu đã được nêu tại các mức sau: AI tại 1 000 mg/l, Cu tại 200 mg/l, Mn tại 200 mg/l; Ca tại 1000 mg/l, Fe tại 1000 mg/l; Ti tại 200 mg/l Cr tại 200 mg/l, Mg tại 1 000 mg/l, V tại 200 mg/l |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7151:2002 (ISO 648:1977), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức
[2] TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức
[3] TCVN 6665 (ISO 11885), Chất lượng nước. Xác định 33 nguyên tố bằng phổ phát xạ nguyên tử plasma
[4] ISO Guide 30, Terms and definination used in connection with reference materials
[5] ISO Guide 33, Uses of certified reference materials
[6] BOUMANS, P.W.J.M., Inductivity Coupled Plasma Emission Spectroscopy, Part I and II; J. Wiley & Sons, New York, 1987
[7] THOMPSON, M. and WALSH, J.N., Handbook of Inductivity Coupble Plasma Spectrometry; Blackie & Son, Glasgow, 1983
[8] LAWRENCE, K.E., TICE, G.V. and PASEL, V.A., Anal. Chem., 56 (1984), pp. 289-292
[9] LAFRENIERE, K.E., RICE, G.V and FASSEL, V.A., Spectrochim. Acta, 40B (1985), pp. 1495-1504
[10] POUSSEL, E., MERMET, J.M. and SAMUEL, O., Spectrochim. Acta, 48B (1993), pp. 743-755
[11] CARRE, M., POUSSEL, E. and MERMET, J.M., J. Anal. Atom. Spectrom., 7 (1992), pp. 791-797
[12] VAN VEEN, E.H. and DE LOOS-VOLLEBREGT, M.T.C., Spectrochim. Acta, 45B (1990), pp. 313-328
[13] BOUMANS, P.W.J.M., Line Coincidence Tables for Inductively Couples Palsma Atomic Emission Spectrometry, 2nd revised ed. Pergamon, Oxford, 1984
[14] THOMAS, P., Metal Analysis, In: Chemical Analysis of Contaminated Land, Thompson, K.C. and Nathanail, C.P. (eds), Blaclwell Publlishing CRC Press, 2003
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Nguyên tắc
5. Chất gây nhiễu
6. Thuốc thử
7. Thiết bị
8. Cách tiến hành
9. Tính kết quả
10. Độ đúng
11. Biểu thị kết quả
12. Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) Kết quả độ lặp lại và độ đúng
Phụ lục B (tham khảo) Chất gây nhiễu
Thư mục tài liệu tham khảo
1) Perkin-Elmer Optima 3000 và Varian Vista -Pro là các ví dụ về sản phẩm thương mại phù hợp, Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.
2) Meinhardt là ví dụ về sản phẩm thương mại phù hợp. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.
3) Babington là ví dự về sản phẩm thương mại phù hợp. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này
4) Scott là ví dụ về sản phẩm thương mại phù hợp. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.
5) Fassel là ví dụ về sản phẩm thương mại phù hợp. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12248-2:2018 (ISO 12782-2:2012) về Chất lượng đất - Các thông số từ quá trình chiết dùng để lập mô hình địa hóa các thành phần và sự tồn tại của các thành phần trong đất và vật liệu - Phần 2: Chiết oxit và hydroxit sắt tinh thể bằng dithionit
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8568:2010 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định dung lượng cation trao đổi (CEC) - Phương pháp dùng amoni axetat
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8567:2010 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành phần cấp hạt
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8466:2010 (ISO 23470:2007) về Chất lượng đất - Xác định dung lượng cation trao đổi hữu hiệu ( CEC ) và cation có khả năng trao đổi sử dụng dung dịch hexamincoban triclorua