Tình thế cấp thiết theo quy định Bộ luật hình sự 1999
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi tự ý múc đất của gia đình bạn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”
Người có hành vi lấn đất, chiếm đất của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, người có hành vi lấn chiếm đất của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất, mức xử phạt phụ thuộc vào từng loại đất bị lấn chiếm, đồng thời bị áp dụng biện pháp khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm.
Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi dùng gạch và rựa đập bể 2 kính xe múc trị giá 5 triệu đồng. Đây là hành vi hủy hoại tài sản người khác, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 143 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Hiệu lực áp dụng của Bộ luật hình sự 1999d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
…”
Điều 16 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tình thế cấp thiết như sau:
"1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định thì tình thế cấp thiết là việc một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Từ những căn cứ trên, để xác định hành vi gây thiệt hại của bạn có phải là trong tình thế cấp thiết hay không thì bạn phải chứng minh được các yếu tố sau:
Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại nay tức khắc.
Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế.
Việc thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất.
Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được hành vi của bạn là tình thế cấp thiết thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại tài sản người khác.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
…
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
…
Thứ ba, về vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Theo như bạn trình bày, mặc dù hành vi của những người tự ý đến múc đất của gia đình bạn là hành vi trái quy định pháp luật tuy nhiên bạn không được phép tự ý hủy hoại tài sản của những người đó, bạn có nhiều cách để xử lý trong trường hợp này. Do đó, việc bạn tự ý đập phá cửa kính của của xe múc, gây thiệt hại cho người lái xe thì bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lái xe múc theo quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại."
Do đó, nếu bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại tài sản người khác thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lái xe múc.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam