Tính thời gian cộng dồn tham gia bảo hiểm xã hội sau phục viên
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 153/2013.NĐ-CP;
– Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH;
– Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg;
– Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
– Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
– Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;
– Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005;
– Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
"Điều 123: Quy định chuyển đổi:
6.Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân."
Từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 tức là 9 năm 2 tháng sẽ được tính là khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm sau khi phục viên. Thời gian bạn phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được quy đổi thành thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các quy định về chế độ đối với quân nhân và thời gian từ sau khi phục viên vào tháng 11/1192 được cộng nối vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ đối với người lao động. Việc cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 153/2013.NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04 tháng 08 năm 2014.
“9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2012/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 024.6294.9155
Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg quy định:
"1. Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định này gồm: Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào quân đội trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 mà đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước, không thuộc diện được hưởng lương hưu, hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, hoặc hưởng chế độ bệnh binh theo Nghị định số 500/NĐ-LB ngày 12 tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Cứu tế xã hội – Tài chính – Quốc phòng và Nghị định số 523/TTg ngày 06 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Những người thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này mà đầu hàng, phản bội, đào ngũ (do cấp có thẩm quyền xác định) không được hưởng chế độ quy định tại Quyết định này."
Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 quy định:
"1. Đối tượng và chế độ áp dụng:
a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B,C,K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng."
Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 quy định:
"1. Đối tượng và chế độ áp dụng:
a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B, C, K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu chí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng.
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính Đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K nay được hưởng chế độ một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường, cứ mỗi năm thuộc diện hưởng lương ở chiến trường được hưởng 500.000 đồng. Mức chi trả chế độ một lần thấp nhất bằng 1.000.000 đồng.
c) Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.
d) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và các đối tượng nêu tại các điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội."
Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008:
"2. Đối tượng không áp dụng
a) Những người đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.
b) Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà đầu hàng địch, phản bội, người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà đang chấp hành án tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích.
c) Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thì không hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 3 Quyết định này."
Quyết định số 38/2012/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2010:
"Điều 2a
1. Thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn:
a) Những người có dưới 20 năm công tác trong quân đội, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn, đã nghỉ việc đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ hưu trí, được hưởng chế độ trợ cấp một lần;
b) Những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thực hiện chế độ trợ cấp một lần; nếu không đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí quy định tại Nghị định nêu trên được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng;
c) Những người có dưới 15 năm công tác trong quân đội, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, được hưởng chế độ trợ cấp một lần".
Theo như bạn trình bày, bạn đã công tác trong ngành quân đội từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 (tức là 9 năm 2 tháng). Vì thời gian xuất ngũ của bạn trước ngày 15/12/1993 nên bạn sẽ được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Vì vậy thời gian để bạn được cộng dồn để hưởng bảo hiểm là 12 năm 4 tháng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam