Tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35571

Câu hỏi:

Chị cho em hỏi là em vừa cưới được một tháng chưa kịp làm đăng kí kết hôn. Vợ bỏ đi theo trai. Mà việc này em đã biết từ trước khi đám cưới. Đã thỏa hiệp với nhau bằng tin nhắn face book. Sau khi đám cưới ngoại tình em có bằng chứng và vài nhân chứng. Như trường hợp của em thì sẽ dùng căn cứ nào để khởi kiện, vì em thấy hành vi của vợ em mang tính lừa đảo.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 110/2013/NĐ-CP

 Bộ luật hình sự năm 1999

2. Nội dung pháp lý:

Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình quy định:  “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”. Như vậy, mối quan hệ của hai bạn chưa phải là mối quan hệ vợ chồng. Trên thực tế về mặt pháp luật, hai bạn chưa ràng buộc bất kỳ nghĩa vụ, trách nhiệm nào. Chỉ khi hai bạn đã thực hiện thủ tục đưng ký kết hôn thì lúc này các quyền lợi và nghĩa vụ mới được phát sinh và được pháp luật bảo vệ.

Do đó, nếu việc vợ bạn đơn thuần nói dối bạn về chuyện tình cảm khi thực hiện đám cưới mà chưa đăng kí kết hôn thì pháp luật không can thiệp. Trên thực tế, pháp luật chỉ can thiệp khi bạn và vợ bạn đã xác lập mối quan hệ vợ chồng hợp pháp. Theo đó, người có hành vi vi phạm tùy theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự:

Việc xử lý hành chính sẽ theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 (có hiệu lực từ 11/11/2013) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tùy hành vi vi phạm mà mức phạt tiền thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng (Điều 28 và Điều 48). 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân qua tổng đài: 024.6294.9155

Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

Tuy nhiên để xử lý hình sự về hành vi này thì này luật quy định phải gây hậu quả nghiêm trọng (như là: có con chung; người phụ nữ có hành vi tranh cướp chồng; người chồng đánh đập, ngược đãi vợ con mình; lấy tài sản chung của gia đình để mua sắm, chu cấp cho "bên kia"; nghe theo lời "vợ nhỏ" gây chia rẽ hạnh phúc, về thúc ép xin ly hôn vợ…) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

“2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.