Tổ chức ghi đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009;
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 249 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:
"1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:
– Khách thể: khách thể của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là trật tự công cộng, trật tự an toàn xã hội.
– Mặt chủ quan:
Lỗi: cố ý
– Mặt khách quan: tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 249 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:
"1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.
3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:
a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.
b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.
c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn."
Như vậy, nếu mẹ bạn có hành vi tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị 17.000.000 đồng thì mẹ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức đánh bạc theo Khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Nếu mẹ bạn có hành vi tổ chức đánh bạc nhưng chưa đến mức hướng dẫn tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì mẹ bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức đánh bạc nhưng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc, những người kia là đồng phạm đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam