Tội bỏ vị trí chiến đấu
Ngày gửi: 23/05/2019 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý“Điều 324. Tội bỏ vị trí chiến đấu
1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
2. Dấu hiệu pháp lý
a. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tôi bỏ vị trí chiến đấu theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự gồm 2 hành vi độc lập đó là:
Thứ nhất: Hành vi bỏ vị trí chiến đấu, đây là hành vi tự ý rời bỏ vị trí trong chiến đấu mà không được phép của người chỉ huy.
Thứ hai: Hành vi không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, người phạm tội có mặt trong đội hình chiến đấu cảu đơn vị và có đủ điều kiện nhưng không thực hiện nhiệm vụ của mình đã được phân công hoặc không thực hiện theo chức trách.
b. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội nhận thức được hành vi bỏ vị trí chiến đấu của mình và mong muốn thực hiện hành vi đó. Vì vậy, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
c. Khách thể của tội phạm
Tội bỏ vị trí chiến đấu xâm phạm sức mạnh chiến đấu, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ và xâm phạm kỷ luật quân đội được pháp luật hình sự bảo vệ.
d. Chủ thể của tội phạm
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Chủ thể của tội phạm này là những người được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự bao gồm: Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
3. Hình phạt
Hình phạt áp dụng đối với tội từ bỏ vị trí chiến đấu gồm 3 khung như sau:
Thứ nhất: Phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.( khoản 1 Điều 324 Bộ luật hình sự)
Thứ hai: Phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm cho những trường hợp:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.( khoản 2 Điều 324 Bộ luật hình sự)
Thứ ba: Phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với những trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam