Tội cản trở giao thông đường bộ
Ngày gửi: 21/02/2019 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Giao thông đường bộ là yêu cầu đi lại công cộng rất quan trọng và thường xuyên, nên tùy theo mức độ làm cản trở gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc mức độ xâm hại gây thiệt hại nghiêm trọng mà bị xử phạt tương xứng.Cản trở giao thông đường bộ là hành vi đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ và cac hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
Điều 203 Bộ luật hình sự quy định Tội cản trở giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”
1. Dấu hiệu pháp lý
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là an toàn giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là Công trình giao thông đường bộ. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Giết người không cố ý, vô ý làm chết người bị xử phạt thế nào?c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin.
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này, có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:
– Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
– Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
– Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
– Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
Quyền sử dụng đất đối với đất hành lang an toàn giao thông đường bộ– Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
– Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
– Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
e) Hậu quả
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi cản trở giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 điều 203 Bộ luật hình sự.
2. Hình phạt
– Phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự.
– Phạt tù từ hai năm đến bảy năm khi phạm tội tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật hình sự.
– Phạt tù từ năm năm đến mười năm khi phạm tội tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật hình sự.
– Phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm khi phạm tội tại khoản 4 Điều 203 Bộ luật hình sự.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam