Tôi không tham gia bảo hiểm xã hội có được không ?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
1. nếu bây giờ không tham gia bảo hiểm xã hội nữa có được không ạ, thủ tục để chấm dứt bảo hiểm xã hội như thế nào ạ.
2. bây giờ bọn em giải thể công ty thì có phải tham gia bảo hiểm xã hội nữa không ạ.
Mong sớm được giải đáp
Em xin cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Theo quy định trên, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, bạn vẫn phải tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đó được coi là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động.
Và theo Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tínp luật thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay nặng hơn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Thứ hai, nếu bây giờ bạn giải thể công ty thì chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, nếu bạn không thực hiện đúng thì bạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, công ty bạn đang gặp khó khăn về tài chính thì bạn có thể tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Thứ hai, nếu bây giờ bạn giải thể công ty thì bạn có thể không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa vì tại Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Mức đóng bảo hiểm dựa trên mức tiền lương nên nếu công ty bạn giải thể, ngừng hoạt động thì sẽ không có tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên bạn có thể không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam