Tội sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không an toàn
Ngày gửi: 21/02/2019 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm.
Điều 214 Bộ luật hình sự quy định Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn như sau:
“1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật về phương tiện giao thông đường thủy mới là chủ thể của tội phạm này.
Nếu hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản cho người khác, thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
Người thực hiện hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan đó là cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn.
Hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng những hình thức khác cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn.
Cũng như đối với hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, không nhất thiết phải có mối quan giữa xin và cho, mà có thể không ai xin nhưng vẫn có hành vi “cho”. Cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy là hành vi quyết định việc đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy.
Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường thủy thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn.
Nếu người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động các phương tiện này không đảm bảo các tiêu chí trên mà gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác là hành vi phạm tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
e) Hậu quả
Khác với các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông khác, hậu quả do hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn, vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Là dấu hiệu bắt buộc, nếu người phạm tội chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn. Ngược lại, nếu người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Hậu quả của hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
2. Hình phạt
Khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe, phương tiện giao thông?Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:
Khung một: Phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
Khung hai: Phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Khung ba: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam