Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Ngày gửi: 23/02/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42338

Câu hỏi:

  Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi việc giải thể chi nhánh được thực hiện như thế nào? Mong Quý Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại khoản Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014 chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài được chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

– Một là, doanh nghiệp, công ty ra quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty.

Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty cũng khác nhau, cụ thể như sau:

Chủ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Luật doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận, doanh nghiệp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài mang tính tự chủ, tự nguyện, không bị ép buộc. Có thể vì những lý do khác nhau như không đảm bảo lợi nhuận, mâu thuẫn nội bộ, hoạt động kinh doanh của chi nhánh không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu, doanh nghiệp không đủ khả năng duy trì hoạt động của chi nhánh hoặc doanh nghiệp giải thê, phá sản dẫn đến chấm dứt hoạt động của chi nhánh… và nhiều yếu tố khác mà không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh.

– Hai là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi chi nhánh ngừng hoạt động từ 01 năm trở lên mà không thông báo ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; có quyết định của Tòa án; hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh là giả mạo, trái quy định của pháp luật; hoạt động của chi nhánh không phù hợp với quy định của pháp luật; doanh nghiệp bị thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Được quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014 và khoản 1 Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng theo mẫu được quy định tại Phụ lục II-16 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT;

– Quyết định của doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động;

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, bản chính;

– Các tài liệu về các khoản nợ bao gồm: Danh sách chủ nợ và các số nợ chưa thanh toán bao gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của ngườ lao động của chi nhánh;

– Giấy xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu chi nhánh đã thực hiện xong các nghĩa vụ này;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động làm việc tại chi nhánh;

Thứ ba, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.