Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40087

Câu hỏi:

Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam mới nhất năm 2021. Điều kiện đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!

Đối với trường hợp sản phẩm không đáp ứng đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ dưới dạng sáng chế thì sản phẩm vẫn có thể được cấp bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích, điều kiện đáp ứng tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Đối trường hợp bảo hộ quyền giải pháp hữu ích không cần đối tượng phải là hiểu biết thông thường. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cần đáp ứng điều kiện sau:

– Sản phẩm phải mang tính mới: Được hiểu là sản phẩm phải có tính mới so với các sản phẩm khác. Tính mới của sản phẩm phải chưa được bộc lộ mang tính công khai ở bất kì đâu (ở trong nước hoặc nước ngoài) hoặc dưới bất kỳ hình thức nào ví du như: hình thức sử dụng hoặc bản mô tả hoặc chỉ có một số đối tượng biết mà họ phải có nghĩa vụ giữ bí mật cho sản phẩm này. Tính mới chưa được bộ lộ ra trước ngày người nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ hoặc trước thời gian mà người nộp hồ sơ được hưởng quyền ưu tiên trong tường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tính mới của sản phẩm sẽ bị mất tính mới khi sản phẩm đăng kí bảo hộ khi đã được công bố trước thời hạn nộp đơn. Một số trường hợp được coi là sản phẩm không bị mất tính mới sau khi công bố với điều kiện là hồ sơ đăng ký sáng chế phải được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố như sau: Sản phẩm đã bị công bố nhưng việc công bố này không được sự chấp thuận của người có quyền đăng ký bảo hô; Sản phẩm đã được đăng kí dưới dạng báo cáo khoa học; sản phẩm đã được trưng bày tại các buổi triển lãm và được sự cho phép của người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ( triển lãm ở các nơi như: triển lãm quốc gia Việt  Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức)

– Sản phẩm phải có trình độ sáng tạo: sản phẩm phải mang tính sáng tạo và tạo ra sản phẩm không phải dễ dàng nhưng không nhất thiết phải là người có trình độ chuyên môn hoặc không hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật.

– Sản phẩm được tạo ra phải mang khả năng áp dụng công nghiệp: Mục đích tạo ra sản phẩm để có thể tạo ra/thực hiện được việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm đồng loạt giống sản phẩm mẫu ban đầu.

– Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích:

Người nộp hồ sơ đăng kí bảo hộ giải pháp hữu ích phải chuẩn bị bản tờ khai yêu cầu cấp Bằng giải pháp hữu ích được quy định pháp luật do Cục sở hữu công nghiệp ban hành.

Ảnh chụp tất cả các góc nhìn về sản phẩm cần đăng ký với cơ quan nhà nước và bản vẽ sản phẩm. Ảnh chụp, bản vẽ nôp đều phải thể hiện rõ nét và đầy đủ đặc điểm của sản phẩm về dáng của sản phẩm.

Người nộp hồ sơn cần lập ba bản mô tả chi tiết về sản phẩm. Riêng bản mô tả sáng chế phải bao hàm nội dung về  phần mô tả và phạm vi bảo hộ của sản phẩm. Về phần mô tả sản phẩm người lập hồ sơ cần chú trọng một số các điều kiện sau: lập bản về phần mô tả phải bộc lộ được về các đặc điểm, đặc tính, kiểu dáng, bản chất của sản phẩm một cách đầy đủ, thể hiện mang tính chất tạo dáng mới, đặc điểm mang tính khác biệt so với sáng chế khác, sản phẩm hoàn toàn phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ được lập; trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể hiện nhiều phương án thì tại  phần mô tả người lập hồ sơ phải thể hiện rõ ràng, cụ thể các phương án đã nêu và nêu rõ các đặc điểm mang tính khác biệt giữa phương án  với nhau. Phần phạm vi sáng chế trong đơn đăng ký cũng phải nêu quy định chi tiết về các đặc điểm tạo dáng mà chủ sở hữu muốn cơ quan nhà nước bảo hộ cho sản phẩm.

Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền hoặc giấy chứng nhận thừa kế hoặc biên bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn ;

Chứng từ nộp phí nộp  phí theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp các tài liệu/ chứng cứ mang tiếng nước ngoài thì đều phải dịch thuật và mô tả lại bằng  Bản tiếng Việt  của tài liệu đó

Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích như sau:

Người nộp hồ sơ bao gồm đối tượng sau: tổ chức, cá nhân tạo ra sáng chế tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư hoặc góp vốn; tổ chức cá nhân được chuyển giao quyền thông qua hợp đồng, người được thừa kế hoặc kế thừa.

Người nộp đơn sẽ chuẩn bị hai bộ hồ sơ nêu trên, nộp tới trụ sơ Cục sở hữu trí tuệ đang đặt tại trụ sở tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại thành phố Hồ chí minh hoặc văn phòng địa diện tại Đà Nẵng. Người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan tiếp nhận. Thời điểm để tính ngày nộp đơn sẽ là ngày mà hồ sơ đăng ký bảo hộ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận đơn hoặc nếu nộp đơn theo điều ước quốc thề thì ngày nộp đơn sẽ là ngày nộp đơn quốc tế. 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan tiếp nhận trao cho người nộp giấy xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ đăng kí bảo hộ. 

-Đầu tiên kiểm tra hình thức đơn đã tuân thủ theo quy định luật theo quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 . Rồi đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ không?

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận đơn phải ra thông báo từ chối nhận đơn và gửi công văn trả lời lý do và căn cứ pháp lý từ chối nhận đơn.

Trường hợp thẩm định về hình thức đơn được cơ quan tiếp nhận chấp nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra thông báo về việc chấp nhận đơn cho người nộp đơn. Trong thời hạn mười hai tháng tính từ thời điểm đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

– Bước hai cơ quan tiếp nhận đơn sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn: Tức là cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá về khả năng được bảo hộ của sản phẩm đăng kí. Các tiêu trí để đáng giá nhu sau: tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. từ thời điểm đó cơ quan xem xét và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Trong thời hạn ba ba mươi sáu tháng tính từ thời điểm người nộp hồ sơ xin cấp thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xe xét và đánh giá yêu cầu thẩm định nội dung đơn.

– Cơ quan xem xét và ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Trường hợp sản phẩm đăng ký bảo hộ được lập trong bộ hồ sơ  không đáp ứng đủ  các yêu cầu về bảo hộ theo quy định  pháp luật thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do;

Nếu sản phẩm đăng kí nêu trong hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ đã nêu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Đồng thời sản phẩm sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Cuối cùng sản phẩm được công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Trong thời hạn từ mười hai tháng tính từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của bên thứ ba và đơn đáp ứng đủ các tiêu chí được bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam xem xét cấp giấy chứng nhận bằng độc quyền sáng chế cho chủ đơn, từ thời điểm này thì bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực. Bằng độc quyền sáng chế kết thúc hiệu lực sau hai mươi năm tính từ thời điểm được cấp văn bằng. Để bằng độc quyền giải pháp hữu ích được duy trì hiệu lực thì chủ đơn phải có nghĩa vụ nộp phí duy trì theo quy định pháp luật.

Dịch vụ pháp lý của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam trực tuyến miễn phí qua tổng đài 024.6294.9155 .

– Tư vấn hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích.

– Tư vấn trình tự thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích.

– Tư vấn các lưu ý khi giải pháp hữu ích năm 2020.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.