Trình tự, thủ tục xây dựng nội dung phương án sử dụng lao động

Ngày gửi: 22/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38336

Câu hỏi:

Tôi là người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Thiên, tôi được ban giám đốc công ty yêu cầu lập phương án sử dụng lao động nhưng tôi không rõ về vấn đề này. Mong luật sư tư vấn giúp tôi!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động trong một số trường hợp như sau:

  • Thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động;
  • Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc;
  • Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng hết số lao động hiện có khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động.

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động năm 2012 quy định chi tiết về nội dung của phương án sử dụng lao động gồm:

“a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.”

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thì việc lập và xây dựng phương án sử dụng lao động mới đúng với quy định của pháp luật.

5. Thời điểm xây dựng phương án sử dụng lao động

Nhằm giải quyết vấn đề lao động liên quan đến các trường hợp người sử dụng lao động cho nhiều người thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế và trong trường hợp có sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp thì pháp luật đã quy định về phương án sử dụng lao động tại điều 46 Bộ luật lao động:

Điều 46. Phương án sử dụng lao động

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Với các quy định về phương án sử dụng lao động thì có các điểm cần lưu ý sau:

1. Chủ thể có nghĩa vụ xây dựng phương án sử dụng lao động 

-Người sử dụng lao động trong trường hợp cho nhiều người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất hoặc vì lý do kinh tế.

-Người sử dụng lao động kế tiếp trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể sử dụng hết số lao động hiện có.

-Người sử dụng lao động hiện tại trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

2. Thời điểm xây dựng phương án sử dụng lao động

Thời điểm xây dựng phương án sử dụng lao động được pháp luật quy định khác nhau tùy vào từng trường hượp cụ thể:

-Đối với trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà người sử dụng lao động thấy khả năng phải cho nhiều người lao động thôi việc thì phải xây dựng phương án sử dụng lao động.

-Đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì sau khi thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia , tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động kế tiếp không thể sử dụng hết số lao động hiện có thì phải xây dựng phương án sử dụng lao động.

-Đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp người lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động

3. Nội dung của phương án sử dụng lao động

Nội dung của phương án sử dụng lao động đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 46 nêu trên theo đó thì sẽ bao gồm các nội dung sau đây: Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

4. Thủ tục xây dựng phương án sử dụng lao động

“Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở” Theo quy định này thì trường hợp đơn vị sử dụng lao động đã có tổ chức công đoàn cơ sở thì tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.