Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
2. Nội dung tư vấn:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo quy định tại Mục 1 Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được tiến hành như sau:
Bước 1: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính với các hành vi có mức phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân hoặc 500.000 đồng đối với tổ chức;
– Địa điểm, ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
– Thông tin về biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
– Thông tin về hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Thông tin về điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
– Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
– Hướng dẫn về quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
– Người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ký ghi rõ họ tên;
– Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Như vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính không cần thông tin liên quan đến ngày tháng năm sinh của người vi phạm. Cũng không có quy định nào người được ủy quyền phải có thông tin ngày tháng năm sinh mới ra quyết định xử phạt hành chính, do đó yêu cầu của cơ quan xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn là không có căn cứ pháp luật. Bạn có quyền khiếu nại hành vi hành chính này. Bạn chỉ có trách nhiệm ký cam kết nếu nội dung ủy quyền của bạn bạn cho bạn bao gồm công việc này.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngThời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là 7 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp phức tạp cần xác minh, giải trình thì không quá 60 ngày.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam