Trường hợp đưa người vào trung tâm cải tạo

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41770

Câu hỏi:

Hiện tại, do tôi đã lập gia đình nên mẹ tôi sống chung với em tôi ở dưới quê. Tuy nhiên, em tôi không chịu làm việc suốt ngày say rượu và về nhà đập phá đồ đạc, vòi tiền mẹ để đi uống rượu thậm chí có hành động hăm dọa vác búa đe dọa những người can ngăn hoặc không cho mượn tiền uống rượu nhưng vì chưa vi phạm an ninh trật tự nên chưa đi cải tạo được. Nhiều lần họ hàng nhà tôi quyết định đưa em ấy đi cải tạo nhưng mẹ tôi không ký vào đơn. Luật sư cho tôi hỏi để đưa một người đến trung tâm cải tạo có cần xác nhận của người thân cũng sống chung không và thủ tục thực hiện ra sao? Xin cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đưa người vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành vi do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đối với  người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, cai nghiện ma túy,snh hoạt dưới sự quản lý,giáo dục của trường.

Nghị định số 142/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/11/2003  có quy định về đối tượng bị áp dụng đưa biện pháp vào trường giáo

 dưỡng bao gồm:

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999

 – Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

Căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp này bạn phải xác định rõ cụ thể em bạn có nằm trong độ tuổi và hành vi cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.

Vậy nên, nếu em bạn nằm trong độ tuổi vị thành niên tức là dưới 18 tuổi và hành vi có dấu hiệu như theo quy định trên thì mới đủ điều kiện để đưa vào trường giáo dưỡng. Ngoài ra, mẹ bạn không kí vào đơn đề nghị thì em bạn sẽ không được đưa vào trường giáo dưỡng (Bởi vì phải có ý kiến của  của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó)

Thủ tục thực hiện về việc đưa một người vào trường giáo dưỡng bao gồm:

Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (như đã nêu ở trên) cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND cấp huyện.

Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng; nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của nhà trường nơi người chưa thành niên học tập, Ủy ban MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở cấp xã, của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

                                      

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Tùy theo thời gian phải chấp hành quyết định và thành tích, mức độ tiến bộ và việc lập công của từng người mà xem xét, quyết định mức giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho phù hợp. Trường hợp người đã được giảm thời hạn, nhưng sau đó lại lập công thì có thể được xét giảm lần thứ hai hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.