Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32372

Câu hỏi:

Tôi có người cô năm nay 67 tuổi, hai năm trước có đi bệnh viện phẩu thuật sạn thận sau khi phẩu thuật xong thì thấy hay đau bụng và đi tiểu ra máu, đến khoảng tháng 7/2016 cô tôi có đi siêu âm thì bác sỉ bảo là trong ống dẩn nước tiểu có một sợi dây nhựa dài khoảng 30cm. Cô tôi mới trở lại bệnh viện củ phẩu thuật để lấy sợi dây đó ra và yêu cầu bệnh viện chịu hoàn toàn chi phí, nhưng bệnh viện trả lời là chỉ chịu 50% vậy xin hỏi ý kiến luật sư là bệnh viện giải quyết như vậy là đúng hay sai.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổ bổ sung 2009

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 76 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh:

"1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại."

Trong trường hợp của bạn, thì đã có thể xác định tai biến sau khi mẹ bạn phẫu thuật hoàn toàn là do sai sót của bệnh viên; theo đó trước hết nếu mẹ bạn mua bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như hợp đồng đã kí kết với cơ quan bảo hiểm, hoặc nếu bệnh viện có mua bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm cũng có trách nhiệm phải bồi thường. Nếu không bệnh viên không mua bảo hiểm thì bệnh viện phải có trách nhiệm tự đứng ra bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn, việc bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra, đồng thời còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa mẹ bạn với bệnh viện. Trường hợp bạn không đồng ý với mức bồi thường mà bệnh viện đưa ra, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện bệnh viện buộc bênh viện phải chịu trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho mẹ bạn, căn cứ quy định tại Điều 80 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009:

"1. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh giữa các đối tượng sau đây:

a) Người bệnh, người đại diện của người bệnh;

b) Người hành nghề;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:

a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;

b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là 05 năm, kể từ khi sự việc xảy ra."

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Hoặc nếu mẹ bạn bị tổn thương sức khỏe nghiêm trọng do hành vi sai sót của bệnh viện thì người chữa bệnh cho mẹ bạn trong trường hợp này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổ bổ sung 2009 về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác:

"1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ một năm đến năm năm."

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.