Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40918

Câu hỏi:

A xây dựng căn nhà trên đất của mình, có một phần đất lấn sang đất của B. Sau đó B lấy căn nhà của A và trả cho A một khoản tiền phù hợp với căn nhà còn lại. Nhưng sau đó A áp dụng Khoản 2 Điều 270 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó yêu cầu của A có hợp lý?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999

– Nghị định 102/2014/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Điều 270 Bộ luật hình sự 1999 quy định Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở như sau:

Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ hoặc tịch thu hoặc tịch thu.

2.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.''

Cấu thành tội phạm Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở như sau:

– Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về nhà ở thông qua hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.

– Khách quan: người phạm tội có hành vi chiếm dụng chỗ ở hoặc xây dựng nhà trái phép.

Chiếm dụng chỗ ở trái phép có thể được thực hiện bằng mọi hình thức (vũ lực hoặc các thủ đoạn khác) như vào nhà vắng chủ không được phép của chủ nhà hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đuổi người khác ra khỏi nhà để vào đó ở…

Nhà ở gồm nhà, công trình phụ, đất có nhà thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Người đang thuê nhà trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực cũng có quyền áp dụng quy định này.

Xây dựng nhà trái phép là xây nhà mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dù xây dựng trên đất thuộc sở hữu của mình. Trường hợp xây dựng nhà trên đất mà Nhà nước không cho phép xây dựng cũng thuộc quy định này.

Cả hai hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

– Chủ quan: là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Theo như bạn trình bày, A xây dựng căn nhà trên đất của mình, có một phần đất lấn sang đất của B. Sau đó B lấy căn nhà của A và trả cho A một khoản tiền phù hợp với căn nhà. Nếu trước đây A đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất hoặc đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.

Nếu trước đây A chưa bị xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất hoặc chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở thì A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 270 Bộ luật hình sự 1999.

Đối với hành vi lấn chiếm đất của A, A sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

''Điều 10. Lấn, chiếm đất

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

… ''

Thêm vào đó, A cũng có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Năm 2020, đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.