Truy lĩnh lại tiền thai sản do thay đổi mức lương cơ sở
Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Điều 32, Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Điều 3 Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, bạn đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn sinh con vào tháng 3/2016 thì tiền lương tính hưởng bảo hiểm thai sản là bình quân tiền lương của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Thời gian được tính sẽ là bình quân tiền lương từ tháng 9/2015 – tháng 2/2016.
Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực ngày 15/7/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng.
>>> Luật sư tư vấn truy lĩnh lại tiền thai sản khi thay đổi mức lương cơ sở: 024.6294.9155
Như vậy, thời gian bạn nghỉ sinh con là tháng ba thì mức lương cơ sở áp dụng vẫn là 1.150.000 đồng/tháng. Việc bạn trình bày về việc truy lĩnh là không có căn cứ.
3. Kết luận
Bạn không có căn cứ để yêu cầu truy lĩnh tiền thai sản khi có thay đổi mức lương cơ sở.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam