Tư vấn trường hợp làm bạn gái có thai nhưng không chịu trách nhiệm
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 1999
Luật hôn nhân gia đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn
Đối chiếu theo thông tin bạn cung cấp, bạn gái bạn năm nay 17 tuổ, có mang thai với bạn trai của em gái bạn. Nay, bạn trai của em gái bạn không chịu trách nhiệm. Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, nên trong trường hợp này, cần phải xem xét việc em gái bạn và bạn trai của em gái bạn quan hệ vào thời điểm nào? Tính chất ra sao để xem xét trách nhiệm cụ thể.
Thứ nhất: Nếu vào thời điểm giao cấu, em gái bạn chưa đủ 16 tuổi.
-Nếu em gái bạn tự nguyện, và bạn trai của em gái bạn vào thời điểm giao cấu đã thành niên, thì trong trường hợp này, người bạn trai thực hiện hành vi giao cấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Điều 115 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm…”.
– Nếu em gái bạn không tự nguyện vào thời điểm giao cấu, việc giao cấu là do bị dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực thì trong trường hợp này, người có hành vi giao cấu sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hiếp dâm trẻ em theo quy định của Điều 112 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm…”.
Thứ hai: Trường hợp vào thời điểm giao cấu, em gái bạn đã trên 16 tuổi, thì trong trường hợp này, việc xác định bạn trai của em gái bạn có phạm pháp hay không cầm xem xét trong trường hợp sau:
– Nếu em gái bạn không tự nguyện, người có hành vi vi phạm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với em gái bạn thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiêp dâm theo Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm….”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trốn tránh trách nhiệm khi bạn gái có thai: 024.6294.9155
– Nếu trong trường hợp em gái bạn hoàn toàn tự nguyện, thì việc em gái bạn và bạn trai của em gái bạn có hành vi giao cấu với nhau sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Việc bạn trai của em gái bạn chối bỏ trách nhiệm không muốn kết hôn với em gái bạn, không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật nên không thể khởi kiện hoặc tố cáo đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, người bạn trai này sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật. Để người bạn trai ấy phải chu cấp tiền nuôi dưỡng con thì trước hết phải có văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận người bạn trai là cha đẻ của con của em gái bạn.
Trường hợp người bạn trai không muốn nhận con, còn em gái bạn lại muốn xác định anh ấy là cha của con bạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
"Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này".
Như vây em gái bạn có quyền làm đơn gửi đến Tòa án quận/huyện nơi bị đơn cư trú kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh bạn trai của em gái bạn và con của em gái bạn có mối quan hệ cha – con ruột thịt để yêu cầu xác định người bạn trai là cha của con của em gái bạn, đồng thời yêu cầu người cha phải cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 107 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quy định trách nhiệm cấp dưỡng của bố mẹ, cụ thể:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định
– Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
– Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật hôn nhân gia đình 2014, tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định. Mức cấp dưỡng được thực hiện theo sự thỏa thuận, căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam