Vật chứng là tiền và điện thoại của vụ trộm cắp được trả lại khi nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
– Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009;
– Bộ luật hình sự 1999.
Thứ nhất, về việc giữ tiền và điện thoại mà tên trộm xém lấy được của công an phường là hợp lý, bởi lẽ Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thu thập và bảo quản vật chứng:
“1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;
đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Việc xử lý vật chứng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định cụ thể thời gian tạm giữ vật chứng. Tuy nhiên,tiền và điện thoại của bạn cơ quan điều tra có quyền tạm giữ để phục vụ trong quá trình điều tra, nếu thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan công an sẽ trả lại cho bạn.
Thứ hai, việc xử lý tên trộm còn tùy thuộc vào quá trình điều tra và xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, theo những gì bạn trình bày thì tên này có hành vi trộm số tiền 1 triệu 200 nghìn đồng và một chiếc điện thoại; có sử dụng bình hơi cay và 1 cái kéo nhọn; “ra vào tù liên tục” thì tên trộm này có thể bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản. Căn cứ Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản:
– Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ các trường hợp người phạm tội thực hiện khi rơi vào trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật hình sự 1999.
– Mặt chủ quan:
Chưa lấy trộm được tài sản, có bị coi là phạm tội không?Lỗi: Chủ thể tội này thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thực rõ hành vi nguy hiểm của mình, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích: là chiếm đoạt được tài sản. Đây là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
– Mặt khách quan:
Hành vi: Chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lén lút với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác.
Hậu quả: giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Chủ thể phạm tội này phải chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới hai triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Cơ quan điều tra sẽ định giá tài sản chiếc điện thoại của bạn để xác định tổng giá trị tài sản mà tên trộm đã xém lấy được. Ngoài ra còn căn cứ vào việc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, được xóa án tích hay chưa? Theo đó, tên trộm có thể bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam