Vay tín chấp không trả được nợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40885

Câu hỏi:

Tôi có một việc muốn hỏi luật sư là vào năm 2015 tôi có vay tín chấp ngân hàng thịnh vượng với số tiền 24 triệu góp trong vòng 29 tháng mỗi tháng góp 1.500.000đ thì nó tăng lên rất nhiều nhưng tôi cũng đóng theo nghĩa vụ nhưng đến thời điểm tháng 01/2016 chồng tôi bị bệnh không làm phụ giúp cho tôi nên tôi đã mất khả năng đóng tiền, ngân hàng đòi kiện tôi ra tòa vì chiếm đoạt tài sản. Vậy theo luật sư tôi có bị đi tù không? Cảm ơn Luật sư!  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:  1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật Dân sự 2005; – Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

– Bộ luật Dân sự 2005;

– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.

2. Luật sư tư vấn:

Điều 474 Bộ luật Dân sự 2005 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

– Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vay tín chấp của một ngân hàng, đến kỳ hạn trả nợ phải trả đủ số tiền đã vay và tiền lãi. 

>>> Luật sư tư vn pháp lut dân sự qua tổng đài: 024.6294.9155

Về vấn đề trách nhiệm hình sự, Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

“ Người nào có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trì từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

a)Vay, mượn, thuê tài sản của nươgi khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b)Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”

Như vậy, bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sau khi vay tiền của ngân hàng và có các hành vi sau  dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả có khả năng thanh toán".

Trường hợp của bạn không có một trong các hành vi trên nên không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, do bạn vay tín chấp với ngân hàng, khi đến hạn trả nợ mà không trả  không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng có thể làm đơn khởi kiện bạn tới tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng, buộc bạn phải trả lại đầy đủ số tiền và tiền lãi, nếu sau khi tòa án xét xử mà vẫn không chấp hành việc trả tiền cho ngân hàng thì bạn có thể bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành, có thể kê biên, phong tỏa tài sản,… để thu hồi số nợ cho ngân hàng. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.