Vi phạm hợp đồng tín dụng thời covid 19
BTV: Thưa thạc sỹ, luật sư Lê Huy Hải, với tư cách là luật sư có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vục tín dụng ngân hàng, xin luật sư cho biết một số nhận định chung về hợp đồng tín dụng?
Thạc sỹ, Luật sư Lê Huy Hải
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng giữa tổ chức tín dụng với người đi vay, theo đó các bên thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất, tiến độ trả nợ, tài sản bảo đảm và các nội dung liên quan.
Về cơ bản hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng đã được cán bộ chuyên môn soạn kỹ càng và có các đặc trưng sau:
Thứ nhất: Chặt chẽ;
Thứ hai: An toàn cho các tổ chức tín dụng;
Thứ ba: Tập trung thiết lập các điều khoản có lợi nhất cho tổ chức tín dụng và về cơ bản các điều khoản bất lợi, trói buộc dành cho bên đi vay.
Điều này cũng là tất yếu vì luật tín dụng chỉ quy định các điều khoản cơ bản của Hợp đồng tín dụng, còn các nội dung cụ thể là do tổ chức tín dụng và người vay vốn thỏa thuận với nhau. Mặt khác, quan hệ giữa người đi vay và ngươi cho vay là không bình đẳng, vị thế của họ là khác nhau trong quan hệ tín dụng, nói cách khác người vay thường ở vị thế yếu hơn so với bên cho vay.
BTV: Thưa luật sư, Luật sư có thể nói rõ hơn về yếu tố bất lợi, yếu thế của bên vay trong hợp đồng tín dụng?
Các yếu tố bất lợi/yếu thế đó là:
Thứ nhất, định giá tài sản bảo đảm thường thấp hơn giá thị trường
Nguyên tắc định giá tài sản bảo đảm là giá thị trường, tuy nhiên thị trường thường xuyên biến động, để đám bảo an toàn cho khoản vay việc định giá của tổ chức tín dụng thông thường thấp hơn giá thị trường và giá thấp hơn lại làm cơ sở để tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay vốn.
Ví dụ: Bà A có bất động sản theo giá thị trường tại khu vực có giá 2 tỷ đồng tuy nhiên công tác thẩm định giá của Ngân hàng luôn thấp hơn mức giá này khoảng 30%, như vậy định giá tài sản khoảng 1,7 tỷ đồng. Căn cứ kết quả thẩm định, ngân hàng sẽ cho vay 70% của 1,7 tỷ tương đương khoản cho vay 1.190tr thay vì cho vay 70% của 2 tỷ đồng tương đương khoản cho vay1,4 tỷ đồng.
Thứ hai, bổ sung tài sản bảo đảm khi tài sản bảo đảm không còn đủ 100% giá trị bảo đảm
Trong hợp đồng tín dụng luôn có điều khoản về việc bên vay có nghĩa vụ ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bổ sung nếu tài sản bảo đảm không còn đủ 100% giá trị, do vậy đối với các tài sản bảo đảm là tài sản trên đất và máy móc thiết bị hằng năm bị đánh giá lại và việc hao mòn tài sản là đương nhiên, giá trị tài sản bảo đảm luôn bị đánh giá thấp vì thế bên vay phải tiếp tục tìm tài sản bảo đảm khác để bổ sung. Việc tìm tài sản khác để bổ sung sẽ rất khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ bởi tiềm lực tài chính và tài sản của doanh nghiệp không có nhiều.
Thứ ba, bên vay luôn trong tình trạng bị từ chối giải ngân và thu hồi vốn trước hạn.
Về cơ bản, bất kỳ vi phạm nào của bên vay ví dụ như sai lệch hồ sơ, trả lãi và gốc không đúng hạn, không bổ sung tài sản bảo đảm…đều là những căn cứ để ngân hàng từ chối giải ngân, mà từ chối giải ngân đối với dự án đồng nghĩa với việc tồn tại hay không tồn tại của dự án. Nói cách khác lúc này sự tồn tại của dự án không phụ thuộc vào bên vay mà phụ thuộc vào bên cho vay.
BTV: Thưa luật sư trong những năm vừa qua đại dịch Covid 19 kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức cá nhân đi vay, vậy có những vi phạm nào thường sảy ra đối với các hợp đồng tín dụng hay không?
Đúng vậy, trong những năm qua xảy ra dịch bệnh kéo theo những khó khăn vô cùng to lớn đối với các tổ chức cá nhân vay vốn. Hoạt động sản xuất không mua được nguyên liệu đầu vào, không bán được hàng hóa đầu ra, tiến độ giao hàng bị chậm, chuỗi cung ứng bị đứt gẫy, đương nhiên doanh thu nói chung và thu nhập nói riêng của người đi vay không đủ trang trải chi phí và một trong những hậu quả thường xuyên sảy ra đối với người vay vốn là vi pạm hợp đồng tín dụng.
Vi phạm hợp đồng tín dụng chủ yếu sảy ra ở quy định trả gốc và lãi vay. Hậu quả của việc thanh toán chậm bên vay phải chịu lãi quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, khó khăn sẽ tiếp tục chồng chât khó khăn và đặc biệt bên vay nếu không trả được gốc và lãi hoàn toàn có thể bị cho vào nhóm nợ xấu nếu quá 91 ngày mà bạn không trả gốc và lãi. Khi bị vào nhóm nợ xấu đồng nghĩa với việc bạn không thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong thời hạn ít nhất 5 năm, khi đó cần đến vốn thì chỉ có cách vay các tổ chức tín dụng đen với lãi suất cắt cổ.
BTV: Thưa luật sư, vậy có giải pháp nào để bên vay và bên cho vay có thể hóa giải khó khăn này và cũng nhau vượt qua đại dịch Covid 19
Có một số giải pháp,
Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng thường có điều khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vì vậy khi bên vay lâm vào hoàn cảnh khó khăn không thể trả nợ đúng thời hạn như đã cam kết thì có quyền đề nghị ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ. Tuy nhiên việc chấp thuận là quyền của phía ngân hàng.
Thứ hai, vận dụng các cơ chế chính sách của Ngân hàng nhà nước, của Chính phủ để miễn giảm lãi, khoanh nợ, giãn nợ để bên vay có điều kiện khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh tìm kiếm doanh thu trả nợ cho bên cho vay.
BTV: Vâng, xin cảm ơn luật sư rất nhiều về buổi trao đổi hữu ích!
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam