Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra không
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:
“Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 69 của Bộ luật hình sự;
Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng mình được bị can đã thực hiện tội phạm.”
Khoản 4 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“ Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ căn cứ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy có đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này.”
Theo đó thì Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra trong hai trường hợp:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trường hợp 2: Nếu thấy có đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.
Thẩm quyền đó của Viện kiểm sát xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Theo Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua đó bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của nhà nước.
Viện kiểm sát tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, bao gồm các giai đoạn: khởi tố vụ án, điều tra vụ án, truy tố vụ án và xét xử vụ án.
Trong giai đoạn điều tra vụ án, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm các quyền công dân không bị hạn chế một cách trái pháp luật.
Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu thay đổi điều tra viên theo quy định của pháp luật; quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn các quy định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật; hủy bỏ quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
Chuyên viên tư vấn: Trần Thị Hằng
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam