Vợ sang Nhật làm việc chồng có quyền ly hôn không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35321

Câu hỏi:

Xin chào Luật Sư, Tôi viết mail này xin nhờ Luật Sư tư vấn về vấn đề ly hôn của 2 vợ chồng chúng tôi, với chi tiết cụ thể như sau: – Tôi ở TP.HCM và có hộ khẩu TP. HCM, vợ tôi ở TP. HCM và có hộ khẩu Diên Khánh – Khánh Hòa. Sau 1 năm chung sống, chúng tôi không thể hòa hợp được, nên quyết định sống ly thân từ tháng 11/2014 (vợ tôi bỏ nhà đi). Nay tôi muốn làm đơn ly hôn, nhưng vợ lại không đồng ý vì lý do mất thời gian của cô ấy, cô ấy đang tham một chương trình huấn luyện của công ty để chuẩn bị sang Nhật làm việc 2 năm vào tháng 5/2015. Chúng tôi không có con cái, không có tài sản chung. – Xin Luật Sư tư vấn giúp tôi những vấn đề sau:  + Nếu tôi gửi đơn ra tòa xin ly hôn đơn phương, thì cô ấy có thể sang Nhật làm việc trong thời gian tòa án đang thụ lý vụ ly hôn không? + Nếu tôi không gửi đơn xin ly hôn, thì cô ấy có thể sang Nhật làm việc mà không cần cho tôi biết không? + Nếu cô ấy vẫn có thể sang Nhật làm việc dù tôi gửi đơn ra tòa xin ly hôn đơn phương, xin hãy cho tôi biết tôi nên gửi đơn ly hôn lúc cô ấy ở đây hay đã đi thì sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn? Tôi xin cảm ơn Luật Sư đã quan tâm đến vấn đề của tôi.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 có quy định về sự có mặt của bị đơn tại phiên tòa như sau:

1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Xét trong trường hợp của bạn, nếu bạn gửi đơn ra tòa án đơn phương xin ly hôn, thì về nguyên tắc vợ của anh phải có nghĩa vụ tham dự phiên tòa; tuy nhiên nếu vợ bạn vẫn cố tình sang Nhật thì cũng không phải chịu trách nhiệm pháp luật, trong trường hợp này Tòa án vẫn có thể thụ lý giải quyết đơn ly hôn của bạn theo thủ tục vắng mặt.

Trong trường hợp mà bạn không gửi đơn xin ly hôn thì đương nhiên vợ của bạn vẫn có quyền sang Nhật làm việc. Theo quy định của pháp luật thì vợ đi làm việc tại nước ngoài không cần phải có sự đồng ý của chồng, điều này đồng nghĩa với việc vợ bạn có quyền sang Nhật làm việc mà không cần thông báo cho bạn biết.

Trong trường hợp vợ bạn sang Nhật làm việc mà bạn có yêu cầu xin ly hôn thì theo quy định tại Điều 416 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 về thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp như sau:

1. Việc Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài uỷ thác tư pháp cho Toà án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản uỷ thác tư pháp phải chuyển ngay cho Toà án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản uỷ thác của Toà án Việt Nam.

Vì lẽ trên nên bạn gửi đơn xin ly hôn khi vợ bạn đang có mặt tại Việt Nam sẽ thuận tiện hơn và thủ tục sẽ nhanh hơn trường hợp bạn gửi đơn xin ly hôn khi vợ đã sang Nhật làm việc.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.